Landing Page là gì? Tại sao bạn cần Landing Page cho mỗi chiến dịch Marketing?

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương03/02/2021
1324
landing-page-la-gi-tai-sao-ban-can-landing-page-cho-moi-chien-dich-marketing
ads đầu bài

Landing Page là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong mỗi chiến dịch Marketing Online. Nếu bạn chưa biết gì về Landing Page, lợi ích của nó mang lại thì đây là nội dung đầy đủ dành cho bạn.

ads giữa bài
landing-page-la-gi-tai-sao-ban-can-landing-page-cho-moi-chien-dich-marketing
Ảnh Yogas Design – unsplash.com

Mục tiêu lớn nhất trong mỗi chiến dịch Marketing đó là tối ưu hóa được chi phí, tăng tỷ lệ chuyển đổi và mang lại lợi nhuận tối đa.

Tuy nhiên, mỗi một doanh nghiệp, mỗi một ngành hàng (hoặc mặt hàng khác nhau) cần có một phương thức quảng bá khác nhau. Việc này còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và chiến lược của “lão CMO – Chief Marketing Officer”.

Sự thành bại của một kế hoạch tiếp thị tổng thể phụ thuộc rất nhiều vào các chiến dịch tiếp thị được chia nhỏ trong từng giai đoạn phát triển, và nếu doanh nghiệp bạn định hướng tập trung xây dựng thương hiệu Online thì các kênh quảng cáo là không thể bỏ qua.

Lúc này, Landing Page sẽ là một công cụ hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo hữu dụng nhất. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích sơ lược về chủ đề này tại phần nội dung tiếp theo.

Landing Page là gì?

Landing Page (hay còn gọi là trang đích) là một website nhỏ có thể hoạt động độc lập với trang website chính của doanh nghiệp. Đây là một trang được tối ưu để phục vụ một chiến dịch quảng cáo riêng biệt, mục tiêu lớn nhất của Landing Page là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng truy cập.

Thực chất nếu bạn đã từng thiết kế một Landing Page cho chiến dịch bất kỳ nào đó bạn sẽ dễ hình dung hơn về chức năng, tác dụng và cách mà chúng hoạt động. Nhưng nếu không phải dân trong ngành thì có lẽ ban đầu những khái niệm bạn đọc đâu đó trên internet có thể còn hơi mơ hồ.

Tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản, Landing Page là một website, nó phục vụ cho một chiến dịch quảng cáo online với mục đích chính là tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thông qua việc khiến khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ. Thúc đẩy khách hàng gọi điện đến doanh nghiệp hoặc điền vào các form đăng ký…

Chung quy lại, thông qua Landing Page bằng mọi cách doanh nghiệp phải tương tác trực tiếp được với khách hàng. Chỉ cần có thể giao tiếp với họ cơ hội bán sản phẩm hoặc mời chào dịch vụ gần như đã có được 50% thắng lợi.

Tại sao bạn cần có Landing Page?

Tôi sẽ không tập trung vào việc chỉ rõ cho bạn biết có bao nhiêu định dạng Landing Page khác nhau, cách xây dựng và tối ưu chúng bởi tôi thấy trên SERP đã có nhiều bài viết khá đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu bạn còn thắc mắc tại sao lại phải tốn nhiều công sức và chi phí để xây dựng hàng loạt các Landing Page khác nhau cho mỗi chiến dịch khác nhau thì hãy đọc tiếp nội dung này.

Thông thường, cách mà tôi thực hiện thì mỗi một chiến dịch quảng bá cho một sản phẩm nhắm tới mục tiêu khác nhau tôi sẽ xây dựng một Landing Page khác nhau về cả mặt nội dung lẫn hình ảnh (và có thể là cả bố cục, màu sắc trang đích).

Tại sao lại vậy, nó đơn giản vì mỗi một doanh nghiệp với một dòng sản phẩm riêng biệt đều nhắm tới một tập khách hàng cụ thể. Đó là đối với một doanh nghiệp đa dạng về sản phẩm và dịch vụ.

Nhưng nếu doanh nghiệp bạn không “đa ngành, đa nghề” thì có lẽ bạn cũng chỉ cần thiết kế một mẫu Landing Page là có thể sử dụng chung cho tất cả các chiến dịch quảng cáo.

Lợi ích đầu tiên Landing Page đó là nhắm mục tiêu một cách chính xác.

Mục tiêu ở đây chính là khách hàng, phải làm sao cho khách hàng biết rằng “thương hiệu của tôi đây, và tôi cung cấp dịch vụ/ sản phẩm này, chúng tôi rất ưu việt có thể thỏa mãn được nhu cầu của bạn, còn chờ gì nữa mà không bốc máy gọi cho hotline… hoặc điền thông tin đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn”.

Như đã nói phần trên, đích đến lớn nhất của một trang Landing Page đó chính là khiến khách hàng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp. Chỉ khi khách hàng mở lời thì đội ngũ chăm sóc và bán hàng mới biết được nhu cầu thực sự của họ và bằng bất cứ cách nào đó khiến họ dần chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.

Bằng cách hiểu được hành vi người tiêu dùng, bạn sẽ phân loại được những thông tin chi tiết nhất như: độ tuổi, sở thích, giới tính, từ khóa và nhu cầu đối với một sản phẩm cụ thể của khách hàng.

Từ đó xây dựng và chia nhỏ các chiến dịch quảng cáo tập trung vào mỗi tập khách hàng đích khác nhau. Giúp nội dung trang đích thân thiện nhất, nhắm đích chuẩn nhất tới tập khách hàng đó khiến nó đạt tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Cho khách hàng thật ít sự lựa chọn.

Thường thi ít có doanh nghiệp chỉ cung cấp một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó, ban đầu có thể chỉ là một dòng sản phẩm chủ đạo. Nhưng khi sản phẩm đó đã đạt được mức tăng trưởng, độ bao phủ thị trường nhất định thì sẽ có thêm các sản phẩm phụ để tăng thêm thị phần và lợi nhuận.

Nhiều doanh nghiệp với một dòng sản phẩm còn có các mã hàng khác nhau trong nhóm sản phẩm đó. Lấy ví dụ, tôi bán đèn led ô tô và trong nhóm sản phẩm đèn led ô tô có các sản phẩm với giá thành khác nhau phục vụ cho từng nhu cầu và phân khúc khách hàng khác nhau.

landing-page-la-gi-tai-sao-ban-can-landing-page-cho-moi-chien-dich-marketing-1

Vậy nên, khi tôi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Adword tôi sẽ chỉ tập trung vào một sản phẩm cụ thể đối với một tập khách hàng cụ thể. Và tôi cũng sẽ chia nhỏ các chiến dịch đó ra.

Mục đích của tôi đó là không muốn khách hàng truy cập trực tiếp vào website chính thức của doanh nghiệp mà chỉ đi đến một Landing Page. Tại sao ư? Bởi vì tôi chiến dịch của tôi đang nhắm tới dòng sản phẩm đó, cho nhóm khách hàng đó, và tôi muốn họ có ít hơn 1 sự lựa chọn mua hàng.

Tại sao lại vậy, về lý thuyết thì bạn càng giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, khiến họ thỏa mãn thì sẽ dễ bán hàng hơn đúng không?

Đúng là vậy, nhưng đó là khi khách hàng đã biết tới món hàng đó và họ đã nhắm đích tới nó. Nhưng nếu họ chưa biết đến thương hiệu của bạn với các giải pháp của bạn mang lại thì việc càng có nhiều sự lựa chọn chỉ khiến họ càng băn khoăn nhiều hơn khi phải ra quyết định.

Khi mà có quá nhiều các lựa chọn khác nhau, khách hàng dường như bước vào một ma trận thông tin khiến họ bối rối. Việc này chỉ khiến hành động ra quyết định bị trì hoãn, sự cân nhắc giữa các giải pháp sẽ chỉ khiến thương vụ này kéo dài hơn.

Nếu bạn không nhanh chóng “chốt sale” và để nó kéo dài qua ngày, bạn sẽ có nguy cơ rất lớn là mất khách hàng. Đặc biệt là với những dòng sản phẩm, dịch vụ có trị giá lớn.

Vậy nên, khi bạn sử dụng Landing Page bạn sẽ nhắm được mục tiêu tập khách hàng đích có nhu cầu cho dòng sản phẩm với từ khóa đó. Và chỉ cung cấp một sản phẩm duy nhất sẽ giúp doanh nghiệp chốt sale một cách dễ dàng hơn.

Tải nhanh hơn, giảm tỷ lệ thoát trang.

Một vấn đề cần hết sức lưu ý tới đó là tốc độ truy cập vào website, nếu khách hàng nhìn thấy một tiêu đề quảng cáo của bạn ở đâu đó và cảm thấy đúng là thứ mình đang tìm kiếm.

Liên quan: Tăng tốc website WordPress với Plugin Cloudflare APO.

Và rồi khi khách hàng click chuyển hướng đến trang đích, nhưng chờ đến cả chục giây đồng hồ vẫn không truy cập được. Nó sẽ khiến tỷ lệ thoát trang của bạn tăng lên, bạn đã mất một khách hàng tiềm năng.

Thường thì sau một thời gian hoạt động, website của doanh nghiệp sẽ như một bãi rác với đầy đủ các vấn đề gặp phải khiến nó chạy với tốc độ rùa bò, điển hình như lỗi 404, không tối ưu hóa hình ảnh khiến website ngày một nặng nề, tài nguyên băng thông ngày một cạn kiệt…

Điều này sẽ khiến trải nghiệm người dùng bị ảnh hướng rất lớn, thông thường khách hàng sẽ ít kiên nhẫn với những website có thời gian tải trang lớn hơn 6 giây.

Chính vì vậy, nếu không có được một trang đích tối ưu hóa tốc độ tải trang, bạn sẽ khó lòng thu hút được khách hàng. Và Landing Page là giải pháp hữu hiệu nhất.

Là một trang web hoàn toàn độc lập, được xây dựng mới và nếu bạn tối ưu các thành phần một cách chi tiết thì bạn có thể tăng tốc webiste một cách nhanh nhất, nó giúp khách hàng không mất nhiều thời gian truy cập, có thể nhìn thấy hình ảnh và nội dung gần như ngay lập tức.

Lời khuyên, nếu muốn tăng tốc độ cho một trang Landing Page bạn có thể nghiên cứu giải pháp thuê riêng một hosting chuyên phục vụ cho nhiệm vụ này, luôn tối ưu hình ảnh và các đoạn video một cách chặt chẽ nhất có thể.

Theo dõi, đánh giá, đo lường chiến dịch tiếp thị một cách chính xác.

Bất cứ một chiến dịch tiếp thị nào bạn cũng cần phải đo lường được hiệu quả mà nó mang lại. Tất nhiên không phải chiến dịch nào cũng nhắm tới mục tiêu là tạo ra doanh số. Thực tế là có những chiến dịch không tạo được giá trị trong hiện tại nhưng lại có tác dụng trong tương lai.

Nhưng nếu không đo lường được hiệu quả mang lại đồng nghĩa rằng bạn không thể biết và điều chỉnh được các chỉ số nhằm tối ưu hóa được chi phí và doanh thu kỳ vọng cho doanh nghiệp.

Không khả thi nếu bạn sử dụng một website chung để đo lường cho các chiến dịch riêng biệt. Khó lòng có thể phân tích chính xác được tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ thoát trang, CPM, giá trị chuyển đổi, click ảo… cho một website xen lẫn nhiều nội dung thông qua Google Analytics.

landing-page-la-gi-tai-sao-ban-can-landing-page-cho-moi-chien-dich-marketing-2

Bạn sẽ khó phân định được lưu lượng truy cập đến từ đâu và các chỉ số đo lường thường sẽ không chính xác. Nó khiến bạn đánh giá sai và không có phương án điều chỉnh sự hiệu quả cho mỗi chiến dịch đó.

Vậy đấy, chung quy lại mỗi một chiến dịch bạn nên phân tách ra một cách riêng biệt, càng chi tiết càng dễ quản lý, đo lường sau đó điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận. Và đề làm được việc đó Landing Page sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất.

Nhật Minh

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *