Ngày nay, lĩnh vực Marketing Online ngày càng phát triển. Kéo theo nó là hàng loạt những thuật ngũ mới được bổ xung trong “ngân hàng từ ngữ tiếp thị”, ví dụ như Tỷ lệ chuyển đổi hay còn gọi tắt là CRO. Đây là một khái niệm hết sức quan trọng mà bạn phải nắm rõ để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng Online.
Về cơ bản, Marketing Online là hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp bằng một hình thức nào đó (hoặc là SEO, hoặc là quảng cáo) mang khách hàng tới website để truy cập vào những nội dung có sẵn trên đó.
Và chính từ đây, thuật ngữ tỷ lệ chuyển đổi bắt đầu được hình thành, vậy thực chất khái niệm tỷ lệ chuyển đổi là gì, bạn đã tối ưu hóa nó đúng cách trên website của doanh nghiệp mình chưa?
Khái niệm tỷ lệ chuyển đổi.
Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm số lượng người dùng truy cập vào website sau đó có có hành động cụ thể như đặt hàng, điền vào form liên hệ hoặc sử dụng công cụ Chat bot… để tương tác với doanh nghiệp, người bán hàng.
Công thức đơn giản để tính tỷ lệ chuyển đổi đó là lấy: (Số lượng khách tương tác/ tổng số lượng khách hàng truy cập (vào chiến dịch hoặc nội dung)) x 100%.
Để kích thích người dùng truy cập website tăng tương tác thông qua hành động cụ thể cần phải sử dụng thủ thuật và công cụ để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi này.
Mục đích quan trọng nhất là biến tỷ lệ người dùng truy cập thành khách hàng càng nhiều càng tốt, thúc đẩy họ liên hệ, đặt hàng, hỏi về dịch vụ hoặc sản phẩm. Tăng tương tác trực tiếp giữa họ với bộ phận bán hàng của doanh nghiệp. Và thế là khái niệm Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi ra đời.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi – Conversion rate optimization (CRO) là quá trình cải thiện website, trang đích, trang nội dung… để tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng truy cập thành khách hàng mục tiêu bằng cách khiến họ tương tác nhiều hơn nữa với doanh nghiệp thông qua các công cụ hỗ trợ có sẵn.
Tỷ lệ chuyển đổi càng cao đồng nghĩa với việc website, nội dung của bạn được thiết kế tốt, khoa học. Kích thích người dùng hành động, biến họ thành khách hàng với tỷ lệ % cao nhất trên tổng số người dùng đã truy cập.
Nếu tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi tốt doanh nghiệp có cơ hội tăng số lượng khách hàng, tăng doanh thu, giảm chi phí Marketing đồng nghĩa rằng tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn trên mỗi sản phẩm, dịch vụ.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi đúng cách.
Cho dù bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo hoặc sử dụng SEO để tăng lượng tương tác đối với website, nội dung hay trang đích đi nữa thì việc tối quan trọng đó là “làm thế nào để giảm chi phí, tăng lợi nhuận”.
Tất nhiên rồi, một cách tính đơn giản mà ai cũng biết, giả sử bạn bán một sản phẩm giá 50.000 đồng, chi phí để có một lượt tương tác (giả sử với Google Adword là 7000 đồng), rủi ro click ảo khoảng 4%. Chưa tính các chi phí khác như chi phí vận chuyển trung bình cho một lần vận chuyển đơn hàng, phí nhân sự bán khách hàng, tỷ lệ rủi ro “bom hàng”…
Tổng cộng bạn sẽ tốn khoảng 9.000 đồng ban đầu cho một lượt tương tác. Giả sử chiến dịch kéo dài trong 10 ngày bạn mất 500.000 và mang lại 2000 lượt khách hàng tương tác với trang đích, nhưng chỉ tiếp nhận được 20 lượt khách hàng liên hệ và chỉ có 5 khách đặt hàng.
Vậy tỷ lệ chuyển đổi chỉ đạt 20%, vậy là chiến dịch của bạn đã hoàn toàn thất bại.
Hoặc bạn có một nội dung tốt, được nhiều người truy cập. Theo Google Analytics thống kê tổng lượt truy cập lên tới 10.000 lượt, nhưng đo lường từ đó thông qua các form liên hệ, chát bot bạn thấy lượng tương tác chỉ đạt 300 người, tỷ lệ thoát trang rất cao.
Liên quan: Tỷ lệ thoát trang là gì? Nó có ảnh hưởng tới thứ hạng SEO?
Rất có thể người dùng dùng không thấy một lời kêu gọi hành động nào thôi thúc họ tương tác với doanh nghiệp khiến họ rời đi ngay sau khi có được thông tin cần thiết.
Cách đơn giản nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi là tăng lưu lượng truy cập và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khiến khách hàng tương tác nhiều hơn nữa trên website.
Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể thử tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trên webiste của doanh nghiệp mình thông qua các cách sau.
Thiết kế trang chủ trực quan, bắt mắt.
Trang chủ luôn là bộ mặt chính của doanh nghiệp trên internet, một trang chủ được thiết kế trực quan, màu sắc bắt mắt, bố cục rõ ràng dễ dàng điều hướng người dùng thường sẽ gây được thiện cảm với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Liên quan: Những sai lầm kinh điển khi doanh nghiệp thiết kế website.
Cảm quan đánh giá hãy để họ thấy rằng “bạn rất chuyên nghiệp” và rất có thể bạn là một trong “những ông lớn” trong nghành. Họ sẽ có cảm giác yên tâm hơn rất nhiều về sản phẩm cũng như dịch vụ do công ty bạn cung cấp.
Trên trang chủ, hãy sơ lược những lợi ích cơ bản của việc “trở thành khách hàng của tôi”, có thể cung cấp thêm các chương trình giảm giá, tặng kèm, khuyến mãi để thu hút khách hàng đăng ký, tìm hiểu sản phẩm.
Thiết kế CRO tại trang bán sản phẩm (trang đặt hàng).
Trang đặt hàng rất quan trọng, nó là nơi khách hàng trực tiếp đọc thông tin giới thiệu sản phẩm.
Tại trang thông tin và đặt hàng,hãy thiết kế thêm luồng thông tin về các chương trình khuyến mãi, giảm giá, dùng thử, liên hệ tư vấn trực tiếp với nhân viên (nếu có).
Làm sao kích thích, thôi thúc khách hàng truy cập biến thành khách hàng ngay lập tức. Ví dụ cụ thể hãy xem từ những trang website bán hàng hoặc các trang thương mại điện tử danh tiếng tại Việt Nam.
Trang nội dung, bài viết.
Nếu bạn có một nội dung được nhiều lượt truy cập, hãy nghĩ ngay đến việc tối ưu hóa nó để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các hành động khác.
Thường xuyên kiểm tra thống kê từ Google Analytics để tìm kiếm những nội dung mang lại nhều lượt truy cập.
Và ngay trong nội dung này, ngoài việc cung cấp các thông tin bổ ích hãy tạo thêm các banner bảng cáo, lời kêu gọi hành động (CTA) điều hướng khách hàng qua các hành động khác như gửi form liên hệ để tư vấn người dùng về sản phẩm họ có thể quan tâm, đến trang bán sản phẩm xem chính sách khuyến mãi ngày hôm nay hoặc sử dụng công cụ chát để nói chuyện với tư vấn viên…
Đừng bao giờ quên các công cụ hỗ trợ giao tiếp trên website.
Sẽ thế nào nếu khách hàng tìm kiếm và rất thích sản phẩm nhưng không có một cách thức cụ thể nào giúp họ tương tác với doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn đã bỏ lỡ cơ hội để có được một khách hàng tiềm năng.
Thường thì sẽ có ba cách cơ bản giúp khách hàng liên hệ bao gồm: gọi điện thoại trực tiếp, điền form liên hệ và sử dụng các công cụ Chatbot.
Thông thường khách hàng thích những thứ miễn phí, tỷ lệ khách hàng chúng tôi theo dõi trong suất quá trình phát triển và bán hàng tại Owleye cho thấy:
khoảng 10% khách hàng sẽ trực tiếp gọi điện thoại.
15% khách hàng điền vào form liên hệ
Và còn lại đều sử dụng công cụ Chatbot như Zalo hoặc Facebook Messenger để trò chuyện trực tiếp cùng tư vấn viên.
Lý giải về vấn đề này cũng khá đơn giản, đa phần khách hàng không muốn tốn tiền và tiết lộ thông tin bao gồm: số điện thoại, email, địa chỉ khi gọi điện hoặc điền form liên hệ.Hơn nữa, họ khi họ quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi họ muốn nói chuyện ngay lập tức với người của doanh nghiệp để có được lời giải đáp nhanh nhất.
Chính vì vậy, tỷ lệ khách hàng liên hệ qua hộp chatbot Zalo, Facebook Messenger thường sẽ cao hơn tất cả.
Vậy nên, trên website hãy tạo ra nhiều phương pháp giúp khách hàng liên hệ trực tiếp và nhanh nhất với doanh nghiệp, đừng bao giờ bỏ mất kênh liện hệ này (hoặc quá ít công cụ và cách thức liên hệ).
Tuy nhiên, hãy thiết kế chúng bắt mắt và trực quan, đừng làm ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.
Một lần nữa nhấn mạnh, việc tạo ra những nội dung hấp dẫn mang lại nhiều lưu lượng truy cập doanh nghiệp nên định hình và thiết kế lại bố cục website, các trang điều hướng, lời kêu gọi hành động phù hợp nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi sẽ khiến bạn tăng được số lượng khách hàng trên tổng số lưu lượng truy cập, nó không gây lãng phí tài nguyên có sẵn. Và đương nhiên, càng nhiều tương tác với tỷ lệ chốt đơn cao thì doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng thêm trên mỗi chiến dịch tiếp thị Online.
Bảo Quân