Google RankBrain là gì? Tối ưu hóa nội dung cho RankBrain

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương18/04/2021
1431
google-rankbrain-la-gi-toi-uu-hoa-noi-dung-cho-rankbrain-2
ads đầu bài

Google RankBrain là gì? Nó hoạt động ra sao? Tối ưu nội dung cho RankBrain như thế nào? Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về thuật toán RankBrain của Google.

ads giữa bài

google-rankbrain-la-gi-toi-uu-hoa-noi-dung-cho-rankbrain-2

Kể từ khi ra đời, Google đã là một công cụ giúp người dùng có thể tìm kiếm được mọi thông tin mà họ cần trên internet. Có thể nói rằng Google chính là một cuộc cách mạng cho công nghệ tìm kiếm máy học của thế giới.

Thông qua hàng loạt các thuật toàn cốt lõi luôn được nâng cấp và cập nhật theo thời gian, Google đã ngày càng thông minh. Không chỉ dừng lại ở việc hiểu được các truy vấn của người dùng, ngày nay Google có thể hiểu được cả ý định của họ khi tìm kiếm một thứ gì đó với từ khóa chưa rõ ràng.

Có thể kể đến một loạt các thuật toán của Google như: Google Panda, Google Penguin, Google HummingBird , Google Fred… và mới đây nhất đó là Google RankBrain. Trong đó các thuật toán cốt lõi này luôn được Google cập nhật thêm các tính năng công nghệ máy học (AI) một cách thường xuyên theo xu hướng, ý định và sự phát triển từ nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Google RankBrain thực chất là gì, bạn cần làm gì để tối ưu hóa website của mình nhằm cải thiện chất lượng hiển thị nội dung trên RERP. Hãy cùng Biznow tóm lược qua bài viết này.

Google RankBrain là gì?

RankBrain là một hệ thống các thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp Google có thể hiểu rõ hơn về mục đích của người dùng đối với một truy vấn tìm kiếm. Nó tìm hiểu trang, phân tích nội dung nói về cái gì và liên quan như thế nào đến các từ khóa mà mọi người đang tìm kiếm. Sau đó hiển thị những nội dung với các chủ đề liên quan đúng nhất cho người dùng trên SERPs.

Liên quan: Câu hỏi thú vị, dùng Google dịch xây dựng nội dung có bị phạt hay không?

RankBrain được ra mắt vào mùa xuân năm 2015, nhưng mãi đến ngày 26 tháng 10 Google mới công bố chính thức. Để hiểu hơn về thuật toán RankBrain, bạn có thể hiểu đơn giản như thế này…

Giả sử bạn đang có nhu cầu mua một quả táo, bạn gõ cụm từ tìm kiếm “Apple” vào thanh công cụ trên Google. Vậy làm thế nào để Google xác định chính xác nhu cầu của bạn và hiển thị các kết quả đúng nhất? Làm thế nào để biết rằng bạn muốn tìm một cửa hàng bán táo gần nhất, một dịch vụ ship đồ ăn là quả táo đến tận nơi hay đang tìm mua một chiếc iPhone của Apple?

google-rankbrain-la-gi-toi-uu-hoa-noi-dung-cho-rankbrain

Có vẻ sẽ là khó khăn với cỗ máy tìm kiếm, tuy nhiên cho đến hiện nay Google đã đủ thông minh để phân tích ý định người dùng dựa trên nhiều thuật toán kết hợp với việc theo dõi hành vi của người dùng dựa trên lịch sử trình duyệt web Cookie.

Vấn đề còn lại là hiển thị nội dung từ website nào đến người dùng để khớp chính xác nhất với nhu cầu tìm kiếm thông tin của họ. Lúc này nó lại liên quan đến hàng loạt các chi tiết khác như: vị trí người dùng, nhu cầu thực tế, nội dung nào đang mô tả đúng với ý định tìm kiếm.

Liên quan: Hướng dẫn đăng ký Google AdSense 2021.

Sau khi phân tích được các dữ liệu cơ sở trên, nội dung nào chính xác nhất sẽ được ưu tiên hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Tối ưu hóa nội dung cho Google RankBrain.

Bạn đã hiểu sơ lược cách mà thuật toán có thể phân tích và hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng, vậy làm thế nào mà Google có thể sàng lọc các nội dung khác nhau, liên quan tới “quả táo” để ưu tiên hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của mình.

Cần nói thêm rằng, Google luôn kín tiếng về tất cả mọi thuật toán cũng như các tín hiệu xếp hạng trang và nội dung của họ. Không có một thông tin nào được coi là chính xác về cách thức thuật toán đó hoạt động. Trong đó có những thuật toán cốt lõi nhưng cũng có những bản cập nhật được tinh chỉnh để hoàn thiện các thuật toán đó, điển hình như RankBrain.

Nhưng nhìn về tổng quát, các nhà phân tích, SEOer có thể hiểu được ý định và các yếu tố cơ bản giúp chúng ta hiệu chỉnh nội dung và bố cục website đáp ứng một phần nào đó các tiêu chí mà thuật toán Google đưa ra.

Liên quan: Google sắp thay thế công nghệ nhắm mục tiêu quảng cáo với FLoC khi Cookie của bên thứ ba sắp bị khai tử

Vậy làm thế nào mà Google RankBrain có thể hiển thị các kết quả gần như chính xác nhất với ý định tìm kiếm của người dùng…

Đầu tiên phải kể đến việc phân tích nhu cầu tìm kiếm thông qua từ khóa được người dùng sử dụng truy vấn, kế đến nó sẽ phân tích hành vi người dùng dựa vào lịch sử truy cập web (trong đó Cookie là một phần công cụ không thể thiếu).

Sau đó phân tích các nội dung liên quan từ các website để ưu tiên hiển thị kết quả. Những nội dung được công khai đều được Google bot lập chỉ mục một cách thường xuyên.

Ví dụ trên, với cụm từ khóa Apple (đây là một từ khóa ngắn chưa rõ ràng về mục đích truy vấn). Sau khi đã biết rằng người dùng có thể đang tìm kiếm một chiếc điện thoại Apple (hoặc thông tin về các sản phẩm mới của Apple) Google sẽ tiến hành sàng lọc nội dung.

Với các bài viết liên quan tới “Apple” được đề cập đến thông qua các từ khóa chính được nhắc tới như : Iphone, Steve Jobs, Hệ điều hành Mac, Computer, IOS… Google có thể hiểu rằng nội dung bài viết của bạn đang nói đến những dòng sản phẩm của Apple chứ không phải nói đến một món đồ ăn là Quả táo.

google-rankbrain-la-gi-toi-uu-hoa-noi-dung-cho-rankbrain-1

Và khi khớp được dữ liệu này nội dung đó sẽ được ưu tiên hiển thị, tuy nhiên nó còn phân tích các dữ liệu sâu hơn thông qua việc theo dõi hành vi người dùng. Và lúc này Google AI có thể nhận thấy rằng gần đây bạn thường đọc các tin tức, tìm kiếm các từ khóa liên quan tới điện thoại Iphone.

Lúc đó những nội dung nào có sự tương đồng sẽ được xếp hạng lên phía trên so với những nội dung ít liên quan hơn với ý định tìm kiếm của truy vấn người dùng.

Về cơ bản chúng ta có thể hiểu rằng Google RankBrain sẽ thực hiện hàng loạt các phép toán để phân tích dữ liệu như vậy, trên thực tế các thuật toán Google ngày nay hoạt động phức tạp hơn rất nhiều và nó hoàn toàn đều là những thông tin bí mật tuyệt đối.

Liên quan: 5 tính năng mới cập nhật của Google Ads mà các nhà tiếp thị nên biết để tận dụng.

Và để cố gắng đưa nội dung của mình lên thứ hạng cao hơn trên SERP các nhà sáng tạo nội dung thường có xu hướng nhồi nhét các từ khóa vào trong bài viết và website của mình. Điều này là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí nó còn có thể mang lại tác dụng ngược khi chúng ta lạm dụng hành động này một cách thường xuyên, đơn giản nhất là website có thể bị Google bot gắn cờ “Spam”.

Ví dụ như sau…

Owleye là một thương hiệu lớn chuyên cung cấp các sản phẩm đèn led ô tô xe máy có chất lượng cao. Các chủ đề và nội dung được xoay quanh các vấn đề mà người dùng thường gặp như: cách lắp đặt đèn led cho xe ô tô, lỗi hỏng đèn led khi lắp đặt, hướng dẫn thay thế đèn led cho xe Mazda 3….

Dựa vào những nội dung đã được thống kê như vậy, Google sẽ biết rằng đây là một hãng sản xuất và phân phối sản phẩm đèn led ô tô uy tín tại Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội.

Và khi người dùng tìm kiếm và truy vấn từ khóa liên quan đến đèn led , Owleye sẽ được ưu tiên hiển thị trên SERP.

Nhưng khi người dùng tìm kiếm một từ khóa cụ thể cho vấn đề của họ ví dụ như “đèn led ô tô H4” Google lại sàng lọc dữ liệu và phân tích sâu hơn giữa hàng tỷ các nội dung tương tự. Và chính lúc này các nhà sáng tạo nội dung thường muốn nhồi nhét từ khóa của mình vào với mong muốn nó có thể được xếp hạng cao hơn, ví dụ…

“Đèn led ô tô H4 là loại đèn led ô tô có cả chức năng chiếu xa và chiếu gần trên cùng một loại bóng đèn. Để có thể sở hữu một bộ đèn led ô tô H4 có chất lượng cao các bạn có thể mua chúng tại owleye. Owleye là nhà cung cấp đèn led ô tô H4 tốt nhất thị trường hiện nay, chúng tôi tin rằng quý khách hàng sẽ không bị thất vọng khi mua mẫu đèn led ô tô H4 tại Mắt Cú”.

Không, chúng tôi không xây dựng nội dung như vậy, và cũng khuyên mọi người không nên làm theo cách đó. Việc nhồi nhét từ khóa trong những nội dung mỏng không có nhiều thông tin hữu ích chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Google đã quá đủ thông minh để hiểu được ý định người dùng, với những bài viết có nội dung mỏng, ngắn không cung cấp được giá trị cho người dùng nó sẽ không có cơ hội được xếp hạng trong 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên. Công nghệ máy học đủ thông minh để phân định ý định tìm kiếm và khớp nội dung cho người dùng. Và chúng tôi khuyên bạn nên làm như thế này…

“Đèn led ô tô H4 là loại đèn led ô tô có cả chức năng chiếu xa và chiếu gần trên cùng một loại bóng đèn. Đây là loại bóng đèn phổ biến nhiều nhất được trang bị trên các mẫu xe trong phân khúc hạng A điển hình như: Vios bản E, Kia Morning, Soluto… và một số mẫu xe bán tải.”

Không cần lọc đến từ khóa “đèn led ô tô”nhưng khi bạn cung cấp thêm các dữ liệu cho nội dung như “Vios bản E, Kia Morning” Google đã có thể hiểu rằng đây là loại bóng đèn led dành cho ô tô chứ không phải loại bóng sử dụng trong gia đình, và với các nội dung đã được lập chỉ mục liên quan nhiều nhất tới ý định tìm kiếm của người dùng, trả lời được cụ thể nhiều vấn đề nhất mà họ đang tìm kiếm thông tin, nó sẽ được xếp hạng cao hơn.

Lời khuyên khi bạn tối ưu hóa nội dung cho Google RankBrain.

Như phía trên đã nói, đừng bao giờ nhồi nhét từ khóa vào website, các đoạn thẻ mô tả hoặc trong nội dung. Dựa vào chủ đề chính từ website cho đến nội dung… Google có thể phân định được rằng bạn có cái gì đó mà người dùng đang cần và tìm kiếm.

Liên quan: Đăng ký website với Google News 2021, tăng lưu lượng truy cập, tạo nguồn cấp tin uy tín.

Lời khuyên của bạn khi xây dựng nội dung để tối ưu hơn với Google RankBrain đó là…

  • Luôn tìm hiểu, phân tích và đánh giá và nhu cầu tìm kiếm của người dùng trước khi xây dựng nội dung. Sàng lọc những từ khóa đồng nghĩa và sử dụng chúng một cách linh hoạt.
  • Có thể xây dựng những nội dung dài thay vì nội dung mỏng và ngắn, tối thiểu nên có 1000 từ trong bài viết.
  • Đừng tối ưu hóa quá đà cho từ khóa đích (từ khóa chính và có lưu lượng tìm kiếm nhiều nhất trong tháng dựa trên dữ liệu của Goolge).
  • Hãy đảm bảo ngữ điệu, giọng văn được tự nhiên nhất có thể. Nếu có thể hãy gom tất cả các nội dung liên quan thành một nội dung tổng thể.
  • Tối ưu hóa hình ảnh, trong đó ngoài cụm từ khóa chính có thể chèn thêm các từ khóa phụ hoặc liên quan trong thẻ Alt.

Việc tối ưu nội dung, chèn các cụm từ khóa quá đà với các bài viết mỏng có chất lượng thấp chỉ khiến bạn có điểm chất lượng thấp hơn với thuật toán Google RankBrain.

Tạm kết.

Google đã công khai rằng có hơn 200 tín hiệu xếp hạng chính và có thể có tới 10.000 biến thể hoặc tín hiệu phụ giúp bổ xung, trợ giúp cho 200 yếu tố xếp hạng của họ. Trong đó Google RankBrain có thể là một trong những tín hiệu phụ của thuật toán Hummingbird. Tuy nhiên hiện nay RankBrain được cho là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng thứ 3 mà Google đang sử dụng để sắp xếp trật tự thế giới trên Internet.

Thanh Dương

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *