Google Web Stories – Xu hướng mới xây dựng nội dung thông qua kể “Câu chuyện trên web”.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương24/01/2021
1385
google-web-stories-câu chuyện trên web
ads đầu bài

Tin chắc rằn rằng Google Web Stories sẽ ngày càng phổ biến và nó dần trở thành tiêu chuẩn trong việc xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website trên Google.

ads giữa bài

google-web-stories-câu chuyện trên web

Khi Snapchat đi tiên phong trong định dạng câu chuyện, biến nó thành một phần cốt lõi của ứng dụng, ít người nghĩ rằng định dạng này sẽ mở rộng và lan truyền nhanh đến vậy.

Gần như nhìn thấy giá trị to lớn của nó, hàng loạt các “ông lớn” đã nỗ lực để biến xu hướng này trở thành tiêu chuẩn mới trên nền tảng của mình.

Đầu tiên đó là Instagram, nơi nó hiện được 500 triệu người sử dụng , sau đó là WhatsApp và Facebook, Medium, Skype, YouTube, và bây giờ thậm chí cả LinkedIn cũng đã sử dụng định dạng đó.

Năm 2018, Google cũng đã áp dụng câu chuyện của bạn trên web như một phần của đặc điểm kỹ thuật AMP – Google AMP Stories (câu chuyện AMP), nó cho phép nhà xuất bản sử dụng định dạng câu chuyện của họ trên website thông qua cách kể chuyện trực tuyến.

Cho đến tháng 5 năm 2020, Google đã đổi thương hiệu Câu chuyện AMP thành Câu chuyện trên web – Web Stories, và đây có thể coi như một bước tiến mới giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi sử dụng thiết bị di động thông minh.

Câu chuyện trên web là gì?

Câu chuyện trên web của Google là một dạng hiển thị nội dung mới ưu tiên trên thiết bị di động được tăng tốc (AMP).

Liên quan: Sơ đồ chi thức của Google là gì? Cách mà nó hoạt động.

Đây một phần trong dự án AMP của Google, về cơ bản đó là một định dạng mới tập trung cho thiết bị di động giúp nhà xuất bản cung cấp thể hiện nội dung một cách trực quan cho phép mọi người chạm vào từng phần “câu chuyện” để đọc chúng.

Nội dung sẽ được chia nhỏ theo từng phần giúp độc giả có thể chọn lựa thứ tự đọc một cách nhanh nhất.

google-web-stories-câu chuyện trên web-1

Mỗi phần của Câu chuyện trên web chứa tối đa 10 từ. Kích thước được đề xuất của câu chuyện trên web là từ 4 đến 30 trang.

Web Stories thường là một định dạng tường thuật trực quan bao gồm một chuỗi hình ảnh và video kèm theo văn bản. Bạn có thể chia nội dung theo trình tự mà khán giả sẽ xem theo thứ tự bạn chỉ định.

Phần tiếp theo sẽ tự động được hiển thị cho người dùng sau vài giây hoặc khi người dùng chạm hoặc nhấp vào mục lục. Về cơ bản bạn có thể hình dung nó như một bản trình chiếu Microsoft PowerPoint.

Khác biệt lớn nhất giữa câu chuyện trên web của Google so với một số mạng xã hội khác như Snapchat hoặc Instagram là nó sẽ không biến mất sau 24h mà sẽ tồn tại thường xuyên giúp độc giả, người hâm mộ có thể luôn tìm thấy nó.

Lợi ích của Google Web Stories.

Các nhà xuất bản đang dần áp dụng định dạng câu chuyện trên web vì nó có thể làm nổi bật nội dung, tạo sự hấp dẫn và tiện dụng cho người dùng di động.

Liên quan: Đăng ký website với Google News 2021, tăng lưu lượng truy cập, tạo nguồn cấp tin uy tín.

Ngoài ra, câu chuyện trên web cũng là một cách mới để có được một lượng truy cập đáng kể thông qua AMP Google.

Câu chuyện trên web của Google là một định dạng nội dung theo phong cách kể chuyện trực tuyến mạnh mẽ với một số tính năng độc đáo như:

  • Tất cả các câu chuyện trên web đều là các trang HTML với một URL duy nhất. Điều này có nghĩa là chúng có thể được chia sẻ và nhúng ở bất kỳ đâu, như với bất kỳ trang web nào khác có liên kết cố định.
  • Trong một câu chuyện trên web của Google, bạn có thể bao gồm tất cả các loại nội dung trực quan: hình ảnh, âm thanh, video hoặc hoạt ảnh.
  • Một câu chuyện trên web có thể được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm và hiển thị để trả lời truy vấn của người dùng. Công cụ tìm kiếm trên điện thoại di động của Google hiển thị chúng trong đoạn mã tìm kiếm cho tin bài hàng đầu khi tìm kiếm truy vấn tìm kiếm liên quan đến tin tức.
  • Các câu chuyện trên web có thể được đáp ứng tùy chỉnh, có nghĩa là chúng sẽ thích ứng với kích thước màn hình của người dùng trên thiết bị mà họ đang sử dụng.
  • Bạn có thể thêm liên kết và lời gọi hành động ở bất kỳ đâu trên một trang. Điều này giúp thúc đẩy người dùng tương tác tiếp tục hành trình của họ trên trang web của bạn.
    Bạn có thể thêm một trang cuối cùng, được gọi là bookend, trong đó bạn có thể thêm các tác vụ như chia sẻ xã hội và các liên kết liên quan.

Thêm Google Web Stories vào website.

Câu chuyện trên web của Google đang được các website tin tức, báo chí ưu tiên áp dụng hiển thị cho người dùng.

Liên quan: SEO trang tin tức, Blog – Hướng dẫn cơ bản cho người mới từ con số 0.

Đối với các nhà xuất bản lớn hoặc những doanh nghiệp có nguồn lực với đội ngũ Programmer có chuyên môn kỹ thuật, việc tạo các câu chuyện của bạn từ đầu bằng HTML, CSS và Javascript theo tiêu chuẩn AMP của Google sẽ là cách ưu tiên thực hiện bởi nó liên quan đến công đoạn chèn mã nguồn vào website.

Việc tự viết mã các câu chuyện trên web của mang lại cho bạn sự linh hoạt, kiểm soát được quá trình và hiệu chỉnh tùy ý với việc tích hợp các thành phần hỗ trợ so với các mã nguồn mở.

Với những nhà xuất bản nhỏ, họ thường không có nhiều kinh phí cũng như nguồn lực lớn để có thể trực tiếp thao tác tùy chỉnh Google Web Stories, tuy nhiên họ vẫn có thể thiết lập nó thông qua các trình mở rộng bổ xung được xuất bản bởi chính Google.

Thêm Google Web Stories vào WordPress.

Google đã chính thức phát hành Plugin “câu chuyện trên web” hỗ trợ cho các nhà xuất bản sử dụng mã nguồn WordPress. Tuy nhiên tại thời điểm này(17/9/2020), Plugin vẫn đang trong quá trình hoàn tất và chỉ có phiên bản thử nghiệm (bản beta) dành cho nhà phát triển.

google-web-stories-câu chuyện trên web-2

Đồng nghĩa với việc hiện nó chưa có sẵn trên hệ thống kho Plugin của WordPress, tuy nhiên đừng lo lắng nhiều, Google cho hay nó sẽ sớm được tối ưu và hoàn thiện rất nhanh (có thể trong tháng 10 năm nay).

google-web-stories-xu-huong-moi-xay-dung-noi-dung-thong-qua-ke-cau-chuyen-cua-ban-tren-web
Tại thời điểm này nếu bạn tìm kiếm Plugin “câu chuyện trên web” nó không có treenkhi của WordPress.

Plugin đang trong giai đoạn thử nghiệm và nó không có tất cả các tính năng. Có thể có lỗi trong quá trình cài đặt và cấu hình, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thứ sử dụng nó để làm quen và chờ đợi bản cập nhật đầy đủ các tính năng.

Để bắt đầu thử nghiệm Plugin WordPress Web Stories hãy làm theo hướng dẫn của Viết blog trong phần tiếp theo.

Cài đặt và kích hoạt plugin WordPress Web Stories.

Chính vì nó không có sẵn trong kho Plugin nên để cài đặt được bản beta cho plugin WordPress Web Stories các bạn có thể tải nó về trực tiếp tại đây.

google-web-stories-xu-huong-moi-xay-dung-noi-dung-thong-qua-ke-cau-chuyen-cua-ban-tren-web-1
Tải bản beta của plugin WordPress Web Stories tại: wp.stories.google

Sau khi tải về bản cài đặt, tiến hành cài đặt plugin như bình thường thông qua công cụ “tải lên plugin của WordPress. Hãy nhớ kích hoạt nó để bước tiếp vào công đoạn cài đặt và cấu hình Plugin câu chuyện trên web.

Cấu hình, tối ưu plugin WordPress Web Stories

Ngay sau khi cài đặt, trở về bảng quản trị bạn đã thấy menu Stories xuất hiện bên trái trong danh mục Menu quản trị, ngoài ra còn một thông báo từ chính Plugin hiển thị nhắc bạn cấu hình nó.

google-web-stories-xu-huong-moi-xay-dung-noi-dung-thong-qua-ke-cau-chuyen-cua-ban-tren-web-2

Hãy vào menu “Stories” hoặc nhấn Launch the editor để bắt đầu. Lúc này bạn được chuyển đến giao diện của Plugin.

google-web-stories-xu-huong-moi-xay-dung-noi-dung-thong-qua-ke-cau-chuyen-cua-ban-tren-web-3

Tại đây bạn chú ý tới các mục (như hình trên) bào gồm:

Create New Story: Tạo một câu chuyện mới.

My Stories: Những câu chuyện của tôi. Trong này sẽ chứa đựng tất cả các bài viết, câu chuyện bạn đã xuất bản (hoặc đang lưu nháp chỉnh sửa).

Explore Teamplates: Mẫu giao diện có sẵn từ kho giao diện của Google Web Stories. Bạn có thể chọn các mẫu giao diện này để thiết kế câu chuyện cho riêng bạn (nhưng bạn cũng có thể sáng tạo mẫu giao diện cho riêng mình).

Editor Settings: Trình chỉnh sửa thêm cho giao diện của website bao gồm các dữ liệu cần thiết như: Google Analytics Tracking ID – Giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập câu chuyện từ công cụ Analytics. Publisher Logo: Logo của nhà phát triển chính là logo của website.

Tạo bài viết với Google Web Stories

Để bắt đầu xây dựng nội dung và xuất bản câu chuyện của bạn, nhấp chuột vào Create New Story và chuyển sang giao diện xuất bản.

google-web-stories-xu-huong-moi-xay-dung-noi-dung-thong-qua-ke-cau-chuyen-cua-ban-tren-web-4
Bảng trình diễn Story

Trong bảng trình diễn của Google câu chuyện của tôi, tại:

Khu vực 1: Lựa chọn các mẫu giao diện chính thể hiện câu chuyện của bạn. Trong này sẽ có các chọn lựa để thể hiện bài đăng như: tất cả các thể loại, chỉ hình ảnh hoặc Video. Phía dưới là tất cả các thư mục hình ảnh, video của bạn đã tải lên thư viện WordPress.

Khu vực 2: Trình chỉnh sửa trực quan giúp xem trực tiếp bài viết của bạn, tại đây bạn hoàn toàn có thể sử dụng các tác vụ như: xem trước, lưu nháp bài viết, xuất bản bài viết.

Khu vực 3: Là khu vực thiết kế chính, tại đây có thể hiệu chính font chứ, chèn hình ảnh, tùy chọn Layers, chọn backgrounp, chèn link bài viết và xây dựng nội dung…

Và cuối cùng, nếu thấy mọi thứ đã ổn hãy xuất bản bài viết của mình và xem thực tế cách chúng hiển thị cho người dùng.

Lưu ý nhỏ khi thiết kế câu chuyện trên Google.

Mục tiêu của Câu chuyện trên web – theo Google là tạo một nội dung ngắn trực quan sử dụng hình ảnh hoặc video với những mô tả ngắn gọn.

Liên quan: Hộp mọi người cũng hỏi – People Also Ask BOX Google.

Chính vì vậy để tạo ra được nội dung chuẩn SEO trên Google câu chuyện các nhà phát triển khuyến nghị: Video không dài quá 15 giây và phải có phụ đề.

Google chỉ định rằng video nên được quay ở chế độ dọc, không phải ở chế độ ngang. Bằng cách đó, chúng sẽ hiển thị tối ưu hóa cho màn hình trên thiết bị di động.

google-web-stories-xu-huong-moi-xay-dung-noi-dung-thong-qua-ke-cau-chuyen-cua-ban-tren-web-4-1
Bên trái là định dạng video chuẩn được quay theo chiều dọc, bên phải là định dạng sai quay theo chiều ngang
  • Văn bản phải có kích thước phông chữ tối thiểu là 24 và mỗi trang chứa không quá 200 ký tự.

Nội dung bài báo dài có thể được cung cấp dưới dạng liên kết đính kèm. Đây là một tính năng tốt vì nó cho phép nhà xuất bản đưa nội dung của họ đến sự chú ý của người xem thông qua Câu chuyện trên web và chuyển họ sang đọc toàn bộ bài báo nếu nó đủ thú vị đối với họ thông qua link dẫn.

Một vài ví dụ mẫu về Google Web Stories đã được xuất bản.

Và đến bây giờ, bạn vẫn đang băn khoăn tự hỏi: “giao diện hiển thị trên thiết bị của câu chuyện” nó trông như thế nào đúng không?

Trước tiên, nói thêm một chút về giao diện hiển thị nó sẽ có các dạng trông giống như một Slider, nó sẽ bao gồm cả hình ảnh, video và nội dung.

Trong đó bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh nó như một dạng slider ảnh giới thiệu về một chủ đề nào đó (kể cả nói về chính mình) với Web Stories cho hình ảnh hay thực hiện một cuộc khảo sát người dùng…

Để có cái nhìn trực quan nhất bạn có thể tham khảo bài viêt qua link sau: https://www.washingtonpost.com/graphics/photography/2020/05/30/amp-stories/historic-spacex-launch-nasa-astronauts-bob-behnken-doug-hurley/

https://www.telegraph.co.uk/visual-stories/anna-mellor-singapore-story/

Những câu hỏi liên quan về Google câu chuyện.

Hiện dự án vẫn đang trong thời gian thử nghiệm cho đến thời điểm này, chúng ta chưa có nhiều thời gian để trải nghiệm cũng như thẩm định tính hữu dụng thực tế nhiều.

Nhưng cũng có rất nhiều những đồn đoán trong vụ “chạy sau mà muốn đua đích” này của Google khi nhìn thấy tiềm năng của nó tại Instagram, WhatsApp… trong việc thu hút độc giả thông qua những câu chuyện ngắn.

Liệu rằng nó có thực sự là một công cuộc cải tổ trong công việc xuất bản nội dung hay lại giống “đứa con” tiền nhiệm trước đó la Google Plus (Google+) đã “chêt yểu” khi cố gắng tạo ra một sân chơi cạnh tranh với Facebook?

Mặc dù vẫn khá kín tiếng trong khi tung ra Google Web Stories, nhưng các nhà phân tích SEO cũng đã đưa ra những nhận định của mình về Google Câu chuyện của tôi…

Google Web Stories có thể SEO giống như nội dung không?

Khi Google câu chuyện đã chính thức lên sàn, Google cũng sẽ đưa ra các thuật toán nhằm phát triển và chấm điểm nó như một bài viết với cú pháp url cụ thể, nó cũng sẽ phải tối ưu để được ưu tiên hiển thị trên top như nội dung – Rankmath.

Các trang nào đủ điều kiện tham gia cuộc chơi này?

Tất cả các trang web từ bán hàng, báo chí, tin tức, Blog cá nhân đều có thể xây dựng nội dung theo Google Web Stories, chỉ có điểm đặc biệt là nó sẽ hữu dụng nhiều hơn đối với những website tin tức sự kiện.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để: quảng cáo cho một mẫu sản phẩm mới, tạo một trình diễn giới thiệu về sự kiện của công ty… với những đoạn mô tả ngắn thông qua hình ảnh, video.

Nhưng, luôn luôn là vậy, hãy đáp ứng các tiêu chuẩn chính sach của Google Web Stories.

Các nguyên tắc chính của câu chuyện trên Google.

– Tính hoàn chỉnh: Câu chuyện trên web của bạn phải hoàn chỉnh(bạn nên kể toàn bộ câu chuyện từ đầu cho đến cuối)

– Các chương trình liên kết : Nếu bạn sử dụng các liên kết liên kết, bạn chỉ nên sử dụng một liên kết liên kết duy nhất cho mỗi câu chuyện và tuân theo các nguyên tắc sau cho các chương trình liên kết.

– Độ dài câu chuyện : Một câu chuyện web nên có độ dài từ 5 đến 30 trang.

– Độ dài tiêu đề: Độ dài tiêu đề của bạn nên ít hơn 40 ký tự.

– Văn bản: Văn bản trên mỗi trang riêng lẻ nên ít hơn 200 ký tự và chỉ nên chứa một từ khóa duy nhất.

– Video: Video chỉ được dưới 15 giây trên mỗi trang và tối đa là 60 giây trên trang. Bạn nên cung cấp phụ đề cho video.

Cách kiểm tra câu chuyện Google xem chính xác chưa.

Sau khi xuất bản một câu chuyện, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra lại nó xem: hiển thị thế nào, có đáp ứng được các tiêu chí hay không tại: https://search.google.com/test/amp

SEO Google Web Stories.

Câu chuyện có hiển thị trên công cụ tìm kiếm hay không? Google chưa nói nhiều về vấn đề này, nhưng tôi tin là có, nó cũng sẽ là một dạng nội dung được ưu tiên hiển thị.

Và như vậy để có tính cạnh trang và được xếp hạng cao hơn đối thủ. Bạn cần tối ưu nó trước khi đưa ra công chúng.

Bạn có thể kiểm tra câu chuyện trên web xuất hiện trên Google như thế nào tại: https://developers.google.com/search/docs/guides/enable-web-stories

Có thể kiếm tiền từ Google Web Stories?

Hoàn toàn có thể nếu nó là một dạng nội dung và website của bạn đã được Google Adsense (hoặc Google ADX) phê duyệt tính năng này.

Để chèn quảng cáo vào Câu chuyện web của Google, bạn cần định cấu hình máy chủ quảng cáo hỗ trợ việc đưa quảng cáo vào câu chuyện web.

Kể từ năm 2020, máy chủ quảng cáo công khai duy nhất mà bạn có thể sử dụng là Google Ad Manager (trước đây được gọi là DoubleClick).

Bạn cũng có thể chọn máy chủ quảng cáo của riêng mình để hiển thị quảng cáo trong Câu chuyện trên web, cho phép bạn chèn quảng cáo tùy chỉnh từ các khách hàng quảng cáo của riêng bạn.

Sau đó, một thuật toán sẽ quyết định khi nào và bao nhiêu quảng cáo sẽ được chèn, tùy thuộc vào số lượng trang trong câu chuyện.

Một tùy chọn khác để kiếm tiền trên Google Web Stories bạn cũng có thể khai thác đó là chia sẻ các liên kết trong câu chuyện trên web hoặc xuất bản nội dung được tài trợ.

Vậy đấy, mặc dù chưa biết Google Web Stories có thực sự “làm mưa làm gió” gì không hay chỉ bám gót đối thủ, tuy nhiên nếu là một nhà xuất bản và đang bắt tay hợp tác với Google để ăn chia lợi nhuận thì bạn cũng nên xem xét và theo dõi nó.

Không những vậy, Google Web Stories được cho là một công cụ hữu ích giúp khách hàng dễ dàng đọc và tương tác với các thương hiệu thông qua nội dung đã được xuất bản. Và nó cũng được coi như là một chiến thuật SEO mang lại lưu lượng người dùng lớn cho website.

Nguồn tham khảo: stateofdigitalpublishing/ rankmath/ searchenginejournal/ qodeinteractive… và Google.

Thông báo của Google về Plugin WordPress
https://google.github.io/web-stories-wp/beta/

Tổng quan về Google Câu chuyện trên web
https://amp.dev/about/stories/

Trang hỗ trợ nhà phát triển của Google cho Google Web Story
https://developers.google.com/search/docs/guides/enable-web-stories

Nội dung được gửi bởi Vietblog.vn

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *