Chiến lược đăng ký tên miền, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương26/11/2020
1372

Nhằm tránh rủi ro trong việc bảo vệ thương hiệu, nhiều doanh nghiệp thường đăng ký tên miền với nhiều biến thể khác nhau. Chiến lược này liệu có thực sự bảo vệ được doanh nghiệp tránh khỏi những rắc rối từ những kẻ đầu cơ tên miền?

chien-luoc-dang-ky-ten-mien-phong-benh-hon-chua-benh-2

Trước tiên, hãy cùng “ngó nghiêng” một chút về vấn đề đầu cơ tên miền, một trong những việc làm khiến hàng loạt các thương hiệu có tiếng phải lao đao vì tranh chấp.

Nạn đầu cơ tên miền.

Hình dung một cách giản đơn, đầu cơ tên miền là hình thức mua một tên miền cấp cao (tên miền LTD) trùng với tên miền đã nổi tiếng (tên miền thương hiệu) để trục lợi cho cá nhân hoặc tổ chức của mình.

Nếu bạn chỉ sở hữu một tên miền thương hiệu với một đuôi tên miền cấp cao duy nhất, rất có thể các biến thể tên miền khác cũng sẽ được một cá nhân hoặc tổ chức mua lại nhằm trục lợi bằng một hình thức nào đó.

Liên quan: Trỏ nhiều tên miền về một website có tốt hay không?

Ví dụ bạn là chủ sở hữu của Abc.com, nhưng tên miền Abc.vn hoặc Abc.com.vn lại không thuộc sở hữu của bạn. Nó có thể thuộc sở hữu của một cá nhân khác nếu như tên miền đó trùng, mang thương hiệu doanh nghiệp.

Đầu cơ tên miền thường có hai dạng, một là đầu tư vào một tên miền đẹp với hy vọng có thể trong tương lai bạn bán được tên miền đó cao hơn rất nhiều lần cho doanh nghiệp khác. Hình thức này thường được gọi với thuật ngữ Domain Name Spetulation – Suy đoán tên miền.

Hình thức này giống như việc bạn đầu tư vào những dãy sim số đẹp, nếu gặp được khách hàng tiềm năng bạn hoàn toàn có thể thu lợi từ nó.

Hình thức thứ hai “quân phiệt” hơn, đó là một dạng cạnh tranh không lành mạnh, chiếm dụng tên miền thương hiệu. Hình thức này được giới dầu cơ tên miền ưa thích hơn bởi nó có nhiều sức ép hơn và giá thành mua lại thường rất đắt đỏ. Hình thức này gọi là Domain Name Spetulation.

chien-luoc-dang-ky-ten-mien-phong-benh-hon-chua-benh-3

Nếu coi việc suy đoán tên miền sau đó mua và “chờ thời tới” là một hình thức đầu tư thì hình thức đầu cơ tên miền là một dạng chiếm dụng gây tranh chấp.

Tại Mỹ có một đạo luật gọi là “Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng Anticybersquatting” – Theo Wikipedia. Đạo luật này được Luật liên bang Hoa Kỳ bảo vệ.

Luật được thiết kế để ngăn cản những kẻ phá hoại trên internet bằng việc đăng ký tên miền có chứa nhãn hiệu mà không có ý định tạo một trang web hợp pháp, mà thay vào đó, họ có kế hoạch bán tên miền cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc bên thứ ba.

Thật không may, tại Việt Nam luật bảo vệ thương hiệu trên internet vẫn còn rất nhiều lỗ hổng khiến nó trở thành phương thức trục lợi cho những kẻ đầu cơ tên miền.

Không ít những thương hiệu nổi tiếng bị những kẻ đầu cơ chiếm dụng các tên miền đồng cấp. Điển hình như vụ kiện “hao tiền tốn bạc” của Heineken và một công ty có trụ sở tại Hà Nội.

Là một tập đoàn toàn cầu, Heineken đã chi không ít tiền Marketing nhằm đưa doanh nghiệp trở thành một thương hiệu bia nổi tiếng trên toàn thế giới.

Ngay sau khi vào Việt Nam, Heineken đã nhanh chóng mua ngay tên miền Heineken.com.vn. Tuy nhiên cũng có một doanh nghiệp khác chớp thời cơ sở hữu một tên miền cấp quốc gia đó là Heineken.vn.

Mặc dù thương hiệu đã được bảo hộ, tuy nhiên theo luật của Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC), chủ thể tên miền hoàn toàn có thể sở hữu bất cứ một tên miền nào miễn sao nó được đăng ký một cách hợp pháp thông qua các đại lý phân phối (hoặc bằng bất cứ hình thức hợp pháp nào đó).

Liên quan: Tên miền có chứa từ khóa có còn quan trọng trong SEO?

VNNIC áp dụng cứng nhắc nguyên tắc “ai đăng ký trước được cấp trước” và “bình đẳng không phân biệt”.

Thực tế, nguyên tắc trên chỉ là phần nhỏ trong nhiều nguyên tắc khác theo quy định của ngành cũng như quy định pháp luật khác mà lẽ ra Việt NamNIC phải vận dụng khi giải quyết việc cấp phép hoặc giải quyết tranh chấp tên miền.

Trong Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT, ngày 11-8-2005 của Bộ Bưu chính – Viễn thông có nhiều nguyên tắc áp dụng cho việc đăng ký, khai thác tên miền hơn chỉ vỏn vẹn hai nguyên tắc mà Việt NamNIC viện dẫn. Đây có lẽ là nguyên cớ dẫn đến hệ lụy như thời gian qua.

Mặt khác, việc bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng chưa rạch ròi trong vấn đề đối tượng áp dụng, và theo quan điểm của Việt NamNIC, tên miền chỉ là tên định danh địa chỉ Internet (IP) cho các máy chủ trên mạng và tên miền không được xem là đối tượng được bảo hộ theo Luật SHTT.”-  Nguồn : nhandan.com.vn.

Thương hiệu là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Mặc dù nó đã được bảo vệ bởi cục sở hữu trí tuệ, tuy nhiên nó vẫn có thể tồn tại hai tên miền trùng lặp nhau (chỉ khác phần mở rộng) hiện hữu trên Internet.

Kể cả đối với các nhà cấp phát, đại lý tên miền nổi tiếng như Nhân Hòa, Mắt Bão cũng không tránh khỏi vấn nạn này.

Nếu thường xuyên mua tên miền, bạn sẽ thấy có hai website tồn tại cùng với tên Nhân Hòa là nhanhoa.com và nhanhoa.vn.

Chủ thể nhanhoa.com thuộc về Công ty phần mềm Nhân Hòa, đã đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu. Nhân Hòa đã đi vào hoạt động từ 10/7/2002. Tên miền thương hiệu đã được đang ký chỉ thời gian ngắn sau đó vào ngày 30/1/2003.

chien-luoc-dang-ky-ten-mien-phong-benh-hon-chua-benh
Tên miền do Nhân hòa quản lý

Nhưng cũng có một chủ thể khác do một công ty khác không phải Nhân Hòa đứng tên cũng đang hoạt động song song đó là nhanhoa.vn.

chien-luoc-dang-ky-ten-mien-phong-benh-hon-chua-benh-1
Tên miền nhanhoa.vn do Công ty Cổ phần Đa phương tiện Tân Tiến sở hữu. Được cấp bởi PA Việt Nam từ ngày 12/02/2008.

Mặc dù rất có thể thương hiệu Nhân Hòa đã được cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, tuy nhiên trên môi trường Internet có lẽ vấn đề này lại chẳng có nhiều tác dụng.

Có lẽ đã đến lúc, doanh nghiệp Việt cần tự bảo vệ mình trước những kẻ đầu cơ kiếm lời thay vì hy vọng các điều luật trở nên chặt chẽ hơn trong tương lai.

Chiến lược đăng ký tên miền, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Việc bị xâm phạm thương hiệu trên không gian mạng ngày một nhiều với các cách thức khác nhau.

Không chỉ những doanh nghiệp Việt Nam, những tập đoàn đa quốc gia như Bkav, Viettel, Google, Facebook, Apple cũng không ít lần “toát mồ hôi” khi tên miền có khả năng rơi vào tay những kẻ đầu cơ.

Có thể bạn quan tâm: Tiếp thị SaaS -Mô hình marketing luôn phải cho đi, kèm với thần chú miễn phí

Apple đã từng phải bỏ ra con số lên tới 4,5 triệu USD để mua lại “icloud.com”, Facebook đã phải trả tới 8,5 triệu USD để mua lại tên miền “Fb.com”. HSBC và Ebay khi xâm nhập thị trường Việt Nam cũng phải mua lại tên miền đuôi mở rộng “.com.vn” và “.vn” với cái giá cắt cổ để bảo vệ thương hiệu của mình.

Liên quan: Facebook chính thức loại bỏ giới hạn 20% văn bản trên hình ảnh quảng cáo.

Thậm chí ngay cả ông lớn Google cũng đã từng phải đàm phán với một cựu nhân viên của mình (Sanmay Ved) để mua lại tên miền Google.com số tiền 6,006,13 đô la (một con số đầy ẩn ý), số tiền này sau đó đã tăng gấp đôi khi Sanmay Ved tuyên bố “toàn bộ số tiền sẽ được là từ thiện“.

chien-luoc-dang-ky-ten-mien-phong-benh-hon-chua-benh-5

Ngay cả với Google, nhà cấp phát tên miền lớn nhất thế giới (Google Domains) cũng dính phải tình cảnh éo le này, bằng một cách đơn giản nào đó, ví như việc bỏ lỡ thời gian gia hạn tên miền cũng khiến tên miền thương hiệu của doanh nghiệp rơi vào tay “tên miền tặc”

Vậy nên, doanh nghiệp hãy tự bảo vệ mình bằng những chiến lược cơ bản sau khi tìm mua tên miền cho thương hiệu của mình.

Mua tối thiểu 3 đến 5 đuôi mở rộng của tên miền.

Nếu là một doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ hoặc sản phẩm bất kỳ nào đó, nếu xác định xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài khi mua tên miền thương hiệu hãy mua ít nhất 3 đến 5 tên miền có ý nghĩa liên quan tới kinh doanh, thương mại.

Các đuôi mở rộng dạng tên miền này sẽ là “.vn”, “.com”, và “.com.vn”, “.net”, “.net.vn” Đây là 5 đuôi mở rộng tên miền quan trọng nhất bạn phải sở hữu nếu bạn đang kinh doanh. Nhưng nếu có thể hãy sở hữu ngay các tên miền có đuôi “.vn”, “.com”, và “.com.vn”.

Các dạng tên miền cấp chép cho các tổ chức phi chính phủ hoặc giáo dục khác thường không được chú trọng, ví dụ như “.edu”, “.org”, “.gov”… nó được người dùng liên tưởng tới các trường học, tổ chức giáo dục, tổ chức chính phủ. Nhưng nếu bạn đang kinh doanh mô hình học tập (hoặc các nghành nghề liên quan) thì những tên miền này phải dược đăng ký.

Ngoài ra, kho tên miền đang dần cạn kiệt, chính vì vậy các dạng đuôi biến thể khác đang được tung ra để tăng thêm dữ liệu cấp cho tên miền, ví dụ các đuôi mở rộng khác đang được bổ xung như: “.top”, “.asia”, “.site”, “.space”, “.tv”, “.pro”…

Trong thời gian tới không rõ còn bao nhiêu biến thể đuôi mở rộng được cấp phép, nhưng điểm quan trọng nhất nếu bạn kinh doanh thương mại ở Việt Nam ba tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) phải sở hữu ngay lập tức.

Chi phí sở hữu tên miền này không đắt đỏ, và để phòng tránh “hậu họa sau này” việc mua trước chúng là một việc làm khả thi hơn cả.

Việc đầu cơ tên miền hiện nay được ví như một cơ hội đầu tư vào bất động sản, tên miền đẹp như một căn nhà mặt phố. Để sở hữu một tên miền thương hiệu chỉ mất chưa đầy mọt triệu đồng trong năm đầu, phí duy trì các năm chỉ gây tốn kém thêm cho doanh nghiệp độ vài trăm ngàn đồng.

Nhưng nếu bạn không nhanh tay, những kẻ xâm phạm trên Internet sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp với bạn. Nhất là trong thời điểm tại Việt Nam các thủ tục và quy định về vấn đề này chưa thực sự rõ ràng.

Hãy áp dụng ngay một chiến lược mua tên miền hiệu quả để tự bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp trên Internet.

Nhật Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *