Trên Blog “Suy nghĩ với Google” vừa đăng tải những thông tin rất hữu dụng với các doanh nghiệp và các nhà tiếp thị, trong đó phải kể đến việc Google thống kê và dự đoán 4 xu hướng mua sắm của người tiêu dùng có thể sẽ thay đổi vĩnh viễn sau đại dịch Covid-19.
Tóm lược, Google phân tích và cho thấy tác động của đại dịch đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi ra sao, xu hướng mới trong việc ra quyết định và hành động “Mua”.
Liên quan: 12 hình phạt thủ công sẽ được bổ xung trong chính sách mới của Google tin tức, khám phá
Google cho rằng tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phải suy nghĩ lại cách tiếp thị của họ trong thời kỳ đại dịch. Hoạt động kinh doanh có thể sẽ trở lại bình thường khi đại dịch kết thúc nhưng hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi.
Đối với các nhà tiếp thị, đây là những thông tin hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp không thể nắm bắt được những thay đổi này mà vẫn đi theo những lỗi mòn tiếp thị đã trở nên cũ kỹ theo thời gian ắt hẳn sẽ tụt lại rất dài phía sau.
Dưới đây là toàn bộ nội dung được lược dịch tại Thinkwithgoogle….
4 xu hướng mua sắm của người tiêu dùng sẽ thay đổi sau đại dịch Covid-19.
Nói 12 tháng qua đầy thử thách là một cách nói quá. Nhưng khi những người lạc quan nhất, tràn đầy năng lượng với niềm tin mãnh liệt cũng không khỏi băng khoăn tự hỏi “điều gì sẽ sảy ra tiếp theo”. Với sự tàn phá và gia tăng của đại dịch, nó cũng đã làm sáng tỏ sự thay đổi của người tiêu dùng đã và đang biến đổi tương lai của ngành tiếp thị.
Đại dịch đã định hình lại cách chúng ta làm việc, mua sắm và sống. Nó đã ảnh hưởng đến cách chúng ta thể hiện bản thân và cách chúng ta mua sắm mọi thứ, từ nội dung đến sản phẩm.
Khi mọi người thích nghi với những thay đổi này, các doanh nghiệp cũng phải như vậy. Các thương hiệu phải sáng tạo và tìm ra những cách mới, có ý nghĩa hơn để kết nối với người tiêu dùng.
Và điều đó thật thú vị. Chúng tôi nhận thấy bốn xu hướng đang làm phong phú thêm mối quan hệ giữa các doanh nghiệp B2C và B2B để phát triển sản phẩm và tạo trải nghiệm của người tiêu dùng tốt hơn.
1. Mọi người sẽ mong đợi những trải nghiệm mua sắm phù hợp, hữu ích.
Thói quen mua sắm của người dùng đã thay đổi rất lớn trong và sau đại dịch. Điều này buộc các doanh nghiệp phải hiểu được và nhanh chóng nắm bắt được “điều gì đang sảy ra” để có cách “đối phó phù hợp”.
Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin trước khi mua sắm.
Theo thống kê từ Google Search, người tiêu dùng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn trong năm qua. Họ tìm thông tin về các sản phẩm cần thiết bất kể nó có giá trị nhỏ hay lớn trước khi ra quyết định mua sắm trực tuyến hoặc đến cửa hàng.
Google đưa ra dữ liệu thống kê trong những ngày đầu của đại dịch bùng phát. Số lượng các truy vấn tìm kiếm về “who has” và “in stock“ đã tăng hơn 8.000% so với cùng kỳ năm trước tại Mỹ.
Ít, hoặc không muốn mua sắm tại cửa hàng.
Vì đại dịch, người dùng sợ và ngại đi ra khỏi nhà. Vấn đề này dần hình thành một thói quen mua sắm. Mặt khác khi các dịch vụ giao hàng phát triển mạnh mẽ như ngày nay tạo cho khách hàng thêm một cái cớ để mua sắm tại gia.
Thống kê từ Google cho biết, mối quan tâm tìm kiếm ngày càng tăng đối với các truy vấn như “Bạn có đồ đông lạnh không” ở Anh và “Giao hàng tận nhà” ở Pháp.
Tiết kiệm nhiều hơn, chi tiêu ít hơn.
Khi đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân, nhiều người tiêu dùng đang tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng không cần thiết.
Google trích dẫn dữ liệu từ một nghiên cứu của Kantar cho thấy 71% người dân ở các quốc gia G-7 nói rằng thu nhập cá nhân của họ đã hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Một báo cáo khác từ BCG cho thấy, trong số những người mong muốn thay đổi thói quen chi tiêu của mình thì 29% nói rằng họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn và 27% nói rằng họ sẽ chi tiêu ít hơn cho các khoản không cần thiết.
Người tiêu dùng sẽ tìm ra giải pháp thay thế.
Trong suốt đại dịch, người dùng tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nhu cầu công việc, sinh hoạt và giải trí của chính mình.
Khi các trường học đóng cửa, Google cho biết các tìm kiếm về từ khóa “học trực tuyến” đã tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi các phòng tập thể dục buộc phải đóng cửa, lượt tìm kiếm các ứng dụng thể dục đã tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi thế giới trở nên quá tách biệt, mọi người tìm cách tăng cường kết nối trực tuyến. Các tìm kiếm bao gồm cụm từ “với bạn bè trực tuyến” đã tăng 300% so với năm ngoái.
Các từ khóa tìm kiếm về “xem cùng nhau” đã tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái.
2. Mua sắm trực tuyến trở thành tiêu chuẩn.
Khi mà người dùng phải ở nhà nhưng nhu cầu mua sắm vẫn phải diễn ra, giải pháp duy nhất là tìm kiếm sản phẩm và mua chúng. Sau đó gọi một ai đó mang đến cho họ.
Những doanh nghiệp bán lẻ thông qua các kênh thương mại điện tử đã rất thành công trong năm qua nhờ vào đại dịch.
“Số lượng người sẵn sàng mua hàng tạp hóa, quần áo và thậm chí ô tô trực tuyến đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, trong sáu tháng đầu năm 2020, gần 10% ô tô được bán trực tuyến, so với chỉ 1% ô tô được bán trực tuyến trong cả năm 2018” – Google.
Các doanh nghiệp truyền thống phát triển hệ thống bán hàng đã cũ kỹ, lạc hậu đã phải nếm mùi trong đại dịch. Họ phải xoay sở để tìm kiếm một giải pháp giúp người dùng có được món đồ mình mong muốn. Và kể cả sau khi đại dịch qua đi, hành vi mua của người dùng cũng sẽ không có nhiều sự thay đổi đó là “mua sắm trực tuyến“.
3. Xu hướng làm việc tại nhà sẽ gia tăng.
Goog dự đoán rằng nhu cầu làm việc tại nhà sẽ dần tăng nhiều hơn, thay vì đến và ngồi tại văn phòng người ta có thể thực hiện các công việc được giao tại nhà và họ mong muốn được như vậy.
Mọi người ngày càng thể hiện mong muốn dành nhiều thời gian hơn để làm những gì mang lại niềm vui cho họ và ít thời gian hơn để làm những việc như đi làm. Đối với các doanh nghiệp, Google cho biết điều này có nghĩa doanh nghiệp nên tiếp tục tìm cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của mọi người:
“Mô hình làm việc tại văn phòng có thể đã thay đổi vĩnh viễn, thay đổi thói quen tiêu dùng và văn hóa nơi làm việc. Đối với các doanh nghiệp, điều này có nghĩa là phải tìm cách đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của mọi người và thực hiện các bước để nuôi dưỡng một lực lượng lao động bền bỉ hơn“.
4. Xu hướng sự kiện ảo lên ngôi.
Đại dịch đã khiến các sự kiện từ nhỏ cho đến rất lớn trên khắp thế giới phải bị hủy bỏ.
“Năm ngoái chứng kiến việc hủy bỏ các sự kiện và hội nghị lớn chưa từng có trong ngành và các đội tiếp thị sự kiện buộc phải suy nghĩ lại mọi thứ. Ngay cả ngành công nghiệp thời trang cũng chuyển sàn catwalk sang YouTube“.
Giờ đây, người tiêu dùng đã trải nghiệm sự tiện lợi khi tham dự các sự kiện từ phòng khách của họ, các sự kiện trực tiếp sẽ cần mang lại trải nghiệm xuất sắc để thu hút họ trở lại.
Google cho rằng các sự kiện ảo sẽ tiếp tục diễn ra trong sau khi đại dịch qua đi cho dù thiết lập kỹ thuật số trong lĩnh vực sư kiện không phải là giải pháp tốt nhất cho tất cả.
Vậy đấy, đại dịch Covid – 19 đóng vai trò như một sự sàng lọc, nó buộc các doanh nghiệp phát triển theo hình thức cũ kỹ, lỗi thời phải nhìn nhận lại vấn đề của họ khi mà xu hướng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã và đang thay đổi rất nhanh chóng.
Nguồn:
- searchenginejournal.com/google-predicts-pandemic-changes/399149
- thinkwithgoogle.com/consumer-insights/consumer-trends/pandemic-learnings
- thinkwithgoogle.com/future-of-marketing/digital-transformation/covid-trends-1-year