7 yếu tố ảnh hưởng tới kênh thương mại điện tử có thể bùng nổ trong năm 2021, các nhà bán lẻ nên biết

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương04/04/2021
5419

Năm 2020 đánh dấu một bước ngoặt rất lớn đối với toàn ngành bán lẻ trên toàn thế giới, chính bởi tác động của đại dịch Covid – 19 khiến hành vi mua sắm của người dùng chuyển hướng một cách nhanh chóng. Các kênh bán hàng truyền thông gặp nhiều khó khăn trong khi kênh thương mại điện tử (kênh bán lẻ) lại lên ngôi.

7-yeu-to-anh-huong-toi-kenh-thuong-mai-dien-tu-co-the-bung-no-trong-nam-2021

Khi mà đại dịch diễn ra, người dân được khuyến khích ở nhà, thậm chí là bị bắt buộc ở nhà. Và lúc này, cách đơn giản nhất để mua hàng đó là thông qua các kênh thương mại điện tử.

Đối với những doanh nghiệp đã phát triển kênh bán lẻ online từ trước đó thì đây chính là cơ hội để bứt phá, nhưng phần đa không may mắn như vậy. Với những doanh nghiệp già cỗi bán hàng theo kênh truyền thống thì đây lại là thời điểm khó khăn nhất mà họ từng gặp phải.

Không riêng gì trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, bán lẻ online hiện đang hình thành một kênh phân phối mới. Tương lai chẳng có gì lạ lẫm, hãy cứ giản đơn mà nhìn vào xu hướng tiêu dùng.

Người mua ngày càng không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc đi lại và chọn lựa các mặt hàng phổ biến mà họ đã biết và có nhu cầu. Thêm vào đó là hệ thống kênh vận chuyển, giao hàng đã phát triển mạnh mẽ trong suất những năm qua.

Nó tạo thành một vòng tròn khép kín trong quy trình mua, từ quá trình tìm hiểu sản phẩm, đặt hàng cho tới giao hàng và thanh toán chỉ trong một vài click chuột.

Ngoài những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống như những nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thực phẩm… khách hàng còn tìm đến các quầy tạp hóa, chợ cóc để mua sắm. Riêng đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng như đồ điện tử, thời trang, dịch vụ… thì không nhất thiết họ phải đến tận nơi để mua hàng.

Cách đơn giản nhất là ngồi tại nhà hoặc văn phòng, tìm kiếm trên Google những món hàng mình có nhu cầu, so sánh giá cả, phân loại thương hiệu và đặt mua. Đó chính là hành vi mua sắm hiện nay và trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ.

Trong thời điểm cả thế giới đang xoay vần để chuyển đổi xu hướng bán hàng từ truyền thống sang thương mại điện tử, vậy bạn còn chờ gì mà chưa định hình lại một chiến lược bán lẻ cho doanh nghiệp của mình mình.

Nhưng khoan, hãy xem các xu hướng tiêu dùng được các chuyên gia Marketing dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2021 trước khi ra quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Liên quan: Mô hình kinh doanh O2O – Xu thế của ngành bán lẻ trong tương lai.

GEN Y, GEN Z sẽ là tập khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Thế hệ Z là nhóm nhân khẩu học kế tiếp sau thế hệ Millennials và trước Thế hệ Alpha, đây là nhóm khách hàng nằm trong độ tuổi có năm sinh bắt đầu từ 1990 cho đến năm 2010. Đối với thế hệ Z hay còn gọi là thế hệ Millennials, là nhóm người dùng có độ tuổi bắt đầu từ năm 1981 cho đến hết năm 1996.

Millennials và Gen Z là những nhóm tuổi dành nhiều thời gian “lang thang” trên mạng xã hội. Khi nói đến Gen Z nói riêng, Instagram và TikTok là những nền tảng phổ biến nhất, cho thấy rằng nhóm nhân khẩu học này có tính trực quan cao.

Đây chính là hai nhóm thế hệ được đánh giá là tập khách hàng tiềm năng nhất cho doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ online.

Cũng dễ hiểu, đối với thế hệ GEN X (thế hệ già hơn) thì việc tiếp cận công nghệ dường như gặp nhiều khó khăn hơn thế hệ trẻ. Trong khi đó để có thể mua hàng trực tuyến nó đòi hỏi một chút kỹ năng trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trên website.

7-yeu-to-anh-huong-toi-kenh-thuong-mai-dien-tu-co-the-bung-no-trong-nam-2021-1

Trong cuộc khảo sát “Tương lai của thương mại điện từ” của nền tảng thương mại điện từ Shopify cho thấy rằng đại dịch đã khiến chi tiêu của người tiêu dùng trực tuyến tăng lên 54%. Trong số đó, 67% ở độ tuổi dưới 35. Cuộc khảo sát đã suy luận rằng người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 đến 34 đang chi tiêu nhiều tiền trực tuyến hơn so với những người lớn tuổi hơn của họ.

Dữ liệu này chỉ ra rằng các cửa hàng Thương mại điện tử nên điều chỉnh các chiến lược tiếp thị của họ để thu hút những người mua trẻ tuổi hơn. Trừ khi các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn bán được nhắm mục tiêu cụ thể đến nhóm nhân khẩu học lớn tuổi, việc tạo các chiến dịch thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi là một cách tuyệt vời để tăng doanh số bán hàng Thương mại điện tử của doanh nghiệp bạn trong năm năm 2021.

Khách hàng sẽ mong muốn được “cá nhân hóa”.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Epsilon vào năm 2018, 80% người tiêu dùng có khả năng cao sẽ mua sản phẩm từ một thương hiệu cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa cho khách hàng .

Tích hợp trải nghiệm cá nhân hóa là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng, quy trình này có thể sẽ là một xu hướng và trở thành tiêu chuẩn trong toàn bộ quy trình chăm sóc khách hàng trong tương lai.

Liên quan: Google dự đoán 4 xu hướng mua sắm của người tiêu dùng sẽ thay đổi sau đại dịch Covid-19

Nhưng cá nhân hóa là gì? Đơn giản đó là sự trải nghiệm mua sắm từ người dùng, khách hàng thường muốn được tôn vinh khi mua sắm, điển hình như việc nhớ và gọi tên khách hàng ngay từ lần thứ hai khi mua hàng cũng khiến họ cảm thấy được tôn trọng và có sức ảnh hưởng. Đương nhiên, họ sẽ đặt hàng.

Nền tảng thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh trên thiết bị di động.

Điều này là hiển nhiên bởi một trong những lợi thế lớn nhất của hoạt động Thương mại điện tử là nó cho phép người tiêu dùng mua sắm tại mọi nơi mọi lúc. Và để mua sắm họ cần phải thanh toán, đối với thiết bị di động ngày nay nó cho phép khách hàng tích hợp các công cụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng một cách đơn giản nhất.

Người mua chỉ cần truy cập trang bán của nhà cung cấp, tiến hành đặt hàng và lựa chọn hình thức thanh toán là đã có thể đặt hàng thành công.

Trong một thống kê từ tatista.com trích dẫn rằng các eMarketers ước tính có tới 73% doanh số thương mại điện tử sẽ đến từ thiết bị di động vào năm 2021. Và với sự ảnh hưởng của Covid – 19 chắc chắn con số này còn tăng nhanh hơn nữa.

Liên quan: Marketing Online vs Tiếp thị truyền thống, đâu là mô hình tiếp thị cho doanh nghiệp trong tương lai

Dữ liệu này cho thấy rằng, các doanh nghiệp sở hữu các website có hệ thống đặt hàng và thanh toán là chưa đủ. Họ cần phải tối ưu hệ thống trang web bán hàng của mình giúp khách hàng có được trải nghiệm mua sắm tốt hơn nữa.

Thật không may, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu và xử lý được vấn đề này một cách nhanh chóng. Lời khuyên dành cho các ông chủ doanh nghiệp đó là nên kiểm tra lại website của doanh nghiêp của mình ngay tại thời điểm này.

Tối ưu hóa giao diện phù hợp thiết bị di động để tạo trải nghiệm người dùng (UX) tốt hơn cho khách hàng. Nếu không có đội ngũ phát triển kênh online có thể suy nghĩ đến việc thuê một đơn vi thiết kế lại website đã lỗi thời của doanh nghiệp mình.

Trợ lý ảo giọng nói sẽ lên ngôi hỗ trợ mua hàng.

Xu hướng tìm kiếm thông qua giọng nói sẽ ngày một phát triển, người dùng liên tục tìm cách để làm cho mọi thứ đơn giản hơn với ít thao tác hơn, chính vì vậy các trợ lý ảo được hỗ trợ bởi AI như Siri, Alexa và trợ lý Google sẽ là xu hướng của tương lai.

Không chỉ tìm kiếm những thông tin cần biết, trong tương lai khách hàng còn có thể đặt hàng trực tiếp thông qua việc ra lệnh bằng giọng nói.

Tích hợp các kênh xã hội lên trang bán lẻ sẽ vẫn là xu hướng.

Thương mại mạng xã hội đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram, TikTok để quảng bá và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ngoài việc trả tiền cho quảng cáo trên các nền tảng này, các thương hiệu, cửa hàng và doanh nghiệp còn có thể tạo các trang riêng để quảng bá sản phẩm của họ miễn phí.

Ví dụ, với Instagram có tính năng Instagram Shoppable Posts cho phép các doanh nghiệp tích hợp thẻ sản phẩm trực tiếp vào các bài đăng trên Instagram của họ. Khi ai đó xem bài đăng, họ có thể nhấn vào hình ảnh để xem tên và giá của tất cả các sản phẩm được gắn thẻ trong đó. Khi nhấp vào bất kỳ mục nào được gắn thẻ, người dùng sẽ được chuyển hướng đến trang sản phẩm, nơi sản phẩm có thể được mua sau đó.

7-yeu-to-anh-huong-toi-kenh-thuong-mai-dien-tu-co-the-bung-no-trong-nam-2021-2

Đối với nên tảng mạng xã hội như Facebook, Facebook Marketplace sẽ là bán hàng trực tiếp hết sức hiệu quả. Ngoài việc đăng tải những Video quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình, doanh nghiệp còn có thể gắn thẻ sản phẩm điều hướng người dùng đến xem trang mô tả chi tiết và chuyển hướng đến trang đặt hàng.

Thương mại xã hội sẽ tạo thêm sự thuận tiện cho hành trình mua hàng của khách hàng. Thay vì phải thực hiện thêm bước nghiên cứu sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm để tìm liên kết trang web thì đối với mạng xã hội nhà bán lẻ có thể dễ dàng chuyển hướng người mua hàng đến trang sản phẩm mà họ quan tâm một cách nhanh chóng.

Có thể chủ nghĩa tiêu dùng xanh sẽ lên ngôi.

Chủ nghĩa tiêu dùng xanh là cả một phong trào xã hội trong đó người tiêu dùng thích mua sản phẩm từ các thương hiệu và công ty cam kết vì các hoạt động vì môi trường.  Các sản phẩm hoặc các thương hiệu có gắn yếu tố “bảo vệ môi trường” sẽ được trọng dụng hơn trong mắt người tiêu dùng.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Harvard Business Review , 65% người tiêu dùng nói rằng họ muốn mua hàng từ “các thương hiệu có các khẩu hiệu bảo vệ môi trường”.

Nhiều trang thương mại điện tử lớn đã công khai các cam kết của họ đối với các hoạt động tiêu dùng xanh. Đơn cử như Amazon, nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu đã công bố mục tiêu loại bỏ khí thải carbon vào năm 2040. Ngoài ra, Amazon còn có kế hoạch chú trọng đặt hàng các mặt hàng không có Carbon bằng cách sử dụng vật liệu xanh có thể tái chế.

Xu hướng tiếp thị 2021 sẽ là tiếp thị người ảnh hưởng.

Mạng xã hội nở rộ tạo ra không ít những người nổi tiếng một cách nhanh chóng. Và đó cũng sẽ là một kênh quảng bá hiệu quả cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.

So sánh giữa việc sử dụng các chiến dịch quảng cáo xuyên suất đầy tốn kém trên Facebook, Google thì kênh tiếp thị người ảnh hưởng dường như mang lại phần nào hiệu quả lâu dài hơn cho doanh nghiệp.

7-yeu-to-anh-huong-toi-kenh-thuong-mai-dien-tu-co-the-bung-no-trong-nam-2021-3

Năm 2021, các doanh nghiệp và cửa hàng thương mại điện tử sẽ cần sự trợ giúp của người ảnh hưởng. Khi nội dung trở nên phổ biến hơn trong việc thu hút khách hàng đến các cửa hàng bán lẻ thì đồng nghĩa rằng các nỗ lực tiếp thị phải tạo ra nội dung chất lượng cao mà khán giả của họ sẽ thấy có liên quan. Đương nhiên, kênh tiếp thị người ảnh hưởng mang lại cho doanh nghiệp lợi thế đó.

Tiếp thị thông qua người ảnh hưởng sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn vào thương hiệu, tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp. Đây có thể là xu hướng tiếp thị mà các nhà lãnh đạo cần chú ý khai thác.

Thanh Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *