Mô hình kinh doanh O2O – Xu thế của ngành bán lẻ trong tương lai.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương11/11/2020
2174
mo-hinh-kinh-doanh-o2o-xu-the-cua-nganh-ban-le-trong-tuong-lai
ads đầu bài

Nếu như trước đây doanh nghiệp thường nghe đến các mô hình kinh doanh B2B, C2C, B2C thì giờ đây các nhà “cầm quân” phải bổ xung thêm mô hình kinh doanh O2O ( trực tuyến đến ngoại tuyến) trong kho kiến thức của mình.

ads giữa bài
mo-hinh-kinh-doanh-o2o-xu-the-cua-nganh-ban-le-trong-tuong-lai
Ảnh minh họa

Đại dịch Covid-19 như là chất xúc tác giúp mô hình kinh doanh trực tuyến bứt phá và khẳng định được giá trị mang lại cho doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp hiện vẫn kinh doanh theo mô hình truyền thống đang cảm thấy mình chịu nhiều thiệt thòi hơn khi chưa chú trọng tới các kênh bán hàng Online.

Tất nhiên, không phải bất cứ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nào cũng phù hợp với các phương thức bán hàng trên mạng, nhưng có một sự thực là mô hình kinh doanh Online hiện đang lấn át các mô hình kinh doanh cổ điển dần lỗi thời.

Trong tương lai, rất có thể các kênh phân phối theo mô hình cũ sẽ dần bị loại bỏ, thay thế vào đó là những kênh phân phối tiên tiến hơn, đáp ứng tiêu chí của khách hàng “mua sắm online tại bất kỳ đâu“.

O2O – Mô hình kinh doanh của tương lai.

Thương mại trực tuyến đến ngoại tuyến – O2O (viết tắt cụm từ Online to Offline) là một mô hình bán hàng kết hợp giữa kênh Online và cửa hàng thực. Khách hàng sau khi đã tiếp nhận thông tin về sản phẩm và dịch vụ từ các kênh trực tuyến sẽ đến tận nơi bán để trải nghiệm và mua sắm, lắp đặt sản phẩm.

Có thể hiểu về hành vi khách hàng một cách đơn giản như sau…

Khi khách hàng đang có nhu cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, xu hướng hiện nay đó là tìm kiếm các thông tin trên internet thông qua các công cụ tìm kiếm.

Sau khi nhận thức được về sản phẩm và thương hiệu, để có thể trải nghiệm trực tiếp khách hàng sẽ mong muốn đến tận cửa hàng (hoặc doanh nghiệp) để tìm hiểu thêm về sản phẩm.

Lúc này, họ sẽ bước ra từ không gian mạng sang thế giới thực. Và doanh nghiệp sẽ làm phần việc cuối cùng đó là tư vấn, cho khách hàng trải nghiệm và bán hàng.

Trong tương lai, mô hình kinh doanh O2O sẽ nở rộ, trở thành một kênh bán hàng quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp bán lẻ.

mo-hinh-kinh-doanh-o2o-xu-the-cua-nganh-ban-le-trong-tuong-lai-1

Tại Việt Nam, sau khi các doanh nghiệp phát triển hệ thống vận chuyển, giao hàng phủ khắp cả nước thì mô hình bán hàng Trực tuyến đến Ngoại tuyến sẽ nở rộ.

Và cho đến lúc đó, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến tầm quan trọng của kênh bán hàng Online bởi chỉ cần ngồi tại nhà hoặc công sở người tiêu dùng cũng sẽ  tìm kiếm được những món hàng họ quan tâm.

Vậy nên, “đừng để doanh nghiệp mất tích trên internet”. Hãy xây dựng một mô hình kinh doanh trực tuyến ngay từ bây giờ.

Bài toán dành cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bán lẻ đã tỏ ra khá lo lắng rằng doanh nghiệp của họ sẽ khó lòng cạnh tranh được với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến.

Lý do khá đơn giản, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống thường sẽ chịu nhiều áp lực hơn so với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến về các khoản chi phí cố định.

Với mô hình bán lẻ trực tuyến, thay vì phải chi trả các khoản chi phí như: tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên… họ tập trung vào chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm như các đơn vị vận chuyển.

Và tất nhiên, họ sẽ thường không phải chi trả trước cho các khoản phí này, nó sẽ được gộp vào trong chi phí bán hàng.

Chính vì vậy so với việc kinh doanh truyền thống, kinh doanh trực tuyến ngày càng chiếm nhiều lợi thế, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế cạnh tranh, tiếp cận khách hàng một cách tổng thể nhất.

Bắt đầu từ việc xây dựng website.

Không có website không hẳn là đã mất hy vọng lấn sân sang mảng Online, doanh nghiệp vẫn có thể dựa vào các kênh bán hàng thương mại điện tử khác như sàn giao dịch thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Tiki…

Tuy nhiên, nếu có website doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng kết hợp với các kênh bán hàng thông qua sàn mua bán khác nhau.

Liên quan: Không có website, doanh nghiệp loay hoay giữa đại dịch covid.

Mặt khác, nếu đang xây dựng một thương hiệu cho sản phẩm của mình, website chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, nó sẽ là nơi người dùng tương tác trực tiếp để tham vấn về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh nhất.

Chú trọng nhiều hơn đến SEO.

SEO là một công việc cần phải thực hiện trong toàn bộ quy trình Marketing của doanh nghiệp. Đây là phương thức giúp khách hàng tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng mà không tốn những khoản chi phí khổng lồ cho những chiến dịch quảng cáo Online.

Thật không may, SEO là một quy trình mà không phải ai cũng biết. Nó không có nhiều bí mật, nhưng nó đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ những người am hiểu về công cụ tìm kiếm.

Nhưng nếu không thể tối ưu hóa được website của doanh nghiệp, mang nội dung tiếp cận khách hàng thì doanh nghiệp khó có khả năng cạnh tranh so với đối thủ.

Marketing đa kênh.

SEO giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nhưng nó không phải lúc nào cũng mang lại khách hàng cho doanh nghiệp.

Để nâng tầm thương hiệu, tùy thuộc vào từng thời điểm doanh nghiệp phải có chiến lược quảng bá khác nhau với các mô hình tiếp thị khác nhau.

Khi đó, độ bao phủ về thương hiệu, sản phẩm sẽ được nhân rộng, khách hàng khi tìm kiếm sẽ tiếp cận được nhiều thông tin hơn, nâng cao vị thế, tạo lòng tin khiến họ tìm đến doanh nghiệp.

Trong tương lai, cho dù doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nghề lĩnh vực nào thì mô hình kinh doanh O2O (Trực tuyến đến Ngoại tuyến) đều rất quan trọng. Tất nhiên, mô hình kinh doanh truyền thống sẽ không mất đi, nhưng nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các kênh bán hàng Online.

Việc kết hợp giữa kênh bán hàn trực tuyến và ngoại tuyến sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được vị thế giúp họ cạnh tranh tốt hơn với đối thủ, tăng thêm được những khoản lợi nhuận lớn từ khách hàng thông qua kênh bán lẻ trực tiếp.

Nhật Minh

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *