Tìm kiếm ngữ nghĩa (Semantic Search) là gì? Tại sao nó sẽ dần trở nên quan trọng trong SEO

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương31/07/2021
1660
Tim Kiem Ngu Nghia Semantic Search
ads đầu bài

Công nghệ và trí tuệ máy học của công cụ tìm kiếm đã phát triển nhanh chóng, giờ đây ngoài việc hiểu được những gì mà người dùng gõ trực tiếp tại cửa sổ tìm kiếm còn có thể hiểu được cả ngôn ngữ của địa phương. Công nghệ này được gọi với một thuật ngữ mới đó là Tìm kiếm ngữ nghĩa (Semantic Search). Vậy tại sao tìm kiếm ngữ nghĩa lại dần trở nên quan trọng trong SEO…

ads giữa bài

Tim Kiem Ngu Nghia Semantic Search

Kể từ 2010 Google đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải tiến các thuật toán cốt lõi của mình, dân SEO ngày đó không thể không nhớ lại “chuỗi ngày kinh hoàng” khi một số các thuật toán được cập nhật như Google Panda và Penguin.

Tính từ thời điểm đó, sức mạnh của cỗ máy tìm kiếm lớn nhất hành tinh ngày một phát triển với những bước tiến mới xoay vần theo xu hướng của người dùng.

Nhờ áp dụng trí tuệ nhân tạo vào công nghệ “chị Google ngày càng thông minh hơn rất nhiều”. Giờ đây khi người dùng tại bất cứ đâu truy vấn bất kì một từ khóa nào đó Google đều có thể hiểu và đưa ra nhiều kết quả hơn phù hợp với nhiều ý định tìm kiếm hơn cho dù chúng ta sử dụng ý định cụm từ với nghĩa đen hay nghĩa bóng.

Đây có thể coi là một tiến bộ vượt bậc nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đó được gọi là tìm kiếm ngữ nghĩa (Semantic Search).

Vậy, tìm kiếm ngữ nghĩa (Semantic Search) là gì?

Tìm kiếm ngữ nghĩa là cách mà những cỗ máy tìm kiếm trả kết quả chính xác hơn dựa trên việc dự đoán nhiều ý định của người truy vấn. Các kết quả từ SERP không chỉ nhằm mục đích tìm từ khóa chính xác với ý định người dùng mà còn để xác định mục đích, ý nghĩa và ngữ cảnh của các từ mà một người đang sử dụng để tìm kiếm.

Trên thực tế, loại tìm kiếm này làm cho việc duyệt web trở nên hoàn thiện hơn bằng cách hiểu gần như chính xác những gì người dùng đang cố gắng hỏi, thay vì chỉ đơn giản là đối sánh từ khóa với các trang sau đó đưa ra các kết quả chính xác nhất với cụm từ khóa của người dùng đã nhập vào trước đó.

Tại sao Google (và kể cả những công cụ tìm kiếm khác) đang trong cuộc chạy đua để phát triển công nghệ tìm kiếm này? Chính bởi…

  • Người dùng có thể truy vấn tìm kiếm theo nhiều cách, ngôn ngữ và giọng điêu khác nhau.
  • Ý nghĩa cụm từ mỗi vùng miền khác nhau nhưng đều có thể chỉ về một chủ thể hay mục đích tìm kiếm giống nhau.
  • Các truy vấn tìm kiếm đôi khi không rõ ràng.
  • Mối quan hệ giữa các cụm từ hoặc do thói quen người dùng gõ văn bản (có thể bị viết tắt, viết không dấu hoặc viết sai chính tả).

Lẽ đó, việc hiểu sâu hơn về ý nghĩa cụm từ tìm kiếm của người dùng sẽ khiến cỗ máy tìm kiếm có thể trả nhiều kết quả sát hơn rất nhiều với ý định người dùng, thay vì tìm kiếm và đối sánh giữa hàng triệu luông tin và tìm ra kết quả chính xác nhất với cụm từ khóa.

Lấy ví dụ.

Tôi tìm kiếm từ khóa “Một bữa nên ăn mấy chén cơm“, mục đích của cụm từ khóa này có thể do tôi đang muốn tìm hiểu xem một bát cơm có chứa bao nhiêu dinh dưỡng, tôi đang mập và tôi nên ăn mấy bát cơm để giảm cân hoặc buổi tối nên ăn bao nhiêu bát cơm…

Và đây là kết quả từ trang kết quả tìm kiếm Google.

Tim Kiem Ngu Nghia Semantic Search 1

Mặc dù chưa thể biết ý đinh chính xác của truy vấn này nhưng SERP đã cho ra rất nhiều các kết quả khác nhau với mong muốn có thể một trong những câu trả lời này sẽ phù hợp nhất với ý định của người dùng.

Mặt khác, yếu tố từ ngữ vùng miền cũng đã được sàng lọc. Ở đây tôi sử dụng cụm từ “chén cơm – từ ngữ địa phương” tuy nhiên ngoài các kết quả là chén cơm nó cũng đưa ra các kết quả với cụm từ “bát cơm”.

Đó chính là sự thông minh trong công nghệ máy học đang được các cỗ máy tìm kiếm chạy đua phát triển từng ngày.

Các mà máy học khiến tìm kiếm ngữ nghĩa hoạt động.

Mục đích hoặc ý định của truy vấn được máy học lọc ra dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn như vị trí hoặc lịch sử duyệt web trước đây của người dùng. Với việc theo dõi hành vi máy học có thể hiểu rõ hơn về mọi thứ về thói quen của chúng ta. Sau đó kết hợp, đối sánh với cụm từ truy vấn và cá nhân hóa tìm kiếm nó có thể trả kết quả phù hợp nhất.

Con người chúng ta dựa vào ngữ cảnh trong thế giới thực, trong khi nói và tương tác. Ví dụ, nếu tôi hỏi bạn, “Bạn có thích bài viết này không?” Bạn đáp lại rằng “Có thể

Và để khẳng định rằng bạn thích nó tôi muốn thăm dò tiếp “Vậy à? Bạn thích điều gì về nó?” Lúc này máy học sẽ nhận ra rằng “Nó” được nói đến ở đây chính là nội dung của bài viết này.

Tác động của ngữ cảnh trong các cuộc trò chuyện hàng ngày của chúng ta là vô tận vì nó không chỉ liên kết với những gì đã được nói trước đó hoặc những gì tiếp theo.

Trên thực tế, bối cảnh và thời gian diễn ra cuộc trò chuyện, kiến ​​thức nền tảng của mọi người, mức độ mối quan hệ mà họ đã thiết lập, tất cả đều đóng vai trò rất lớn trong các cuộc trò chuyện.

Đó là lý do tại sao khi bạn nhập “MB” trên công cụ tìm kiếm, nó sẽ cung cấp cho bạn danh sách chi nhánh ngân hàng MB gần với bạn nhất.

Bằng cách theo dõi và bám đuổi hành vi người dùng, máy học có thể hiểu bạn hơn ngay cả đối với người đang ở cạnh bạn. Nó sẽ ngầm bám theo các thói quen cửa bạn thông qua việc bạn trực tuyến như tỷ lệ thoát trang đối với các website không thuộc sở thích, tỷ lệ chuyển đổi và các loại chỉ số khác…, sau đó nó sẽ lọc ra các hành vi của bạn và sử dụng các thuật toán này có thể cải thiện mức độ hài lòng của người dùng, để đối sánh tốt hơn với các từ khóa và trang mà nó sẽ trả kết quả cho truy vấn mà bạn đang tìm kiếm.

Tìm kiếm ngữ nghĩa quan trọng đối với SEO như thế nào?

Tìm kiếm ngữ nghĩa đã phát triển nhanh chóng phần lớn do sự gia tăng của tìm kiếm bằng giọng nói, lệnh thoại di động hiện đã trở nên phổ biến và việc sử dụng lệnh thoại trên các thiết bị đang là xu hướng công nghệ.

Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói rất khác với SEO truyền thống vì bạn phải đi thẳng vào vấn đề (đối với các tìm kiếm dựa trên mục đích) và giữ cho nội dung của bạn mang tính hội thoại nhiều hơn.

Hiểu được tìm kiếm theo ngữ nghĩa cua người dùng là điều cần thiết để có được số lượng lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi tối đa.

Hiểu đơn giản, cụm từ tìm kiếm của người dùng càng phù hợp với nội dung thì tỷ lệ chuyển đổi của website càng có cơ hội được gia tăng.

Tuy nhiên đừng mắc sai lầm, không phải việc bạn cố gắng nhồi nhét nhiều hơn các cụm từ mà bạn nghĩ rằng “người dùng có thể tìm kiếm” vào trong nội dung là có thể mang lại nhiều lưu lượng truy cập và có nhiều hơn cơ hội được Google ưu tiên hiển thị tại top vị trí trên SERPs.

Thực tế là thay vì mù quán cố gắng nghiên cứu từ khóa, sau đó xây dựng nội dung và nhồi nhét các cụm từ khóa đó hãy tập trung vào việc những thông tin mà người dùng đang thực sự có ý định tìm kiếm. Việc còn lại hãy để cho Google.

Có thể bạn quan tâm.

Vậy làm thế nào để bạn có thể chuyển hướng cách mà bạn đang xây dựng nội dung sang một hướng mới phù hợp hơn với các thuật toán tìm kiếm ngữ nghĩa.

Thông minh nhất, tập trung chuyển từ từ khóa sang chủ đề.

Có thể đã đến lúc các nhà sáng tạo nội dung nên ngừng tập trung nội dung xoay quanh các từ khóa, thay vào đó chúng ta nên suy nghĩ về các chủ đề khác nhau trong thị trường ngách của doanh nghiệp bạn có thể đề cập sâu hơn. Mục tiêu ở đây là tạo ra các nội dung nguyên bản và chất lượng cao.

Thay vì tạo ra những nội dung ngắn, có thể bạn sẽ cần thay đổi với những nội dung dài, chuyên sâu và mang lại nhiều giá trị cho các vấn đề mà người dùng đang hoặc sẽ gặp phải trong tương lai.

Thay vì tìm kiếm từ khóa, hãy tìm hiểu ý định người dùng.

Cách tiếp cận với người dùng hiện nay có thể sẽ không còn nằm ở từ khóa mà ở ý định và mục đích tìm kiếm. Lấy ví dụ…

Nếu tôi tìm kiếm từ khóa “Iphone Pro Max” tôi có thể đang tìm kiếm một chiếc điện thoại Iphone Pro Max cũ hoặc muốn đọc một bài đánh giá về mẫu điện thoại này, cũng có thể đang muốn mua trả góp…

Hoặc nếu như cụm từ tôi nhập vào đó là ” So sánh điện thoại Iphone với Samsung” thì chưa chắc ý định của tôi chỉ dừng lại ở việc so sánh hai hãng sản xuất điện thoại này mà là việc so sánh điện thoại thông minh. Lúc này thay vì tập trung vào nội dung giữa Samsung và Iphone tôi sẽ tập trung vào chủ đề với từ khóa IOS Vs Andoid. Đây có thể là một từ khóa ngách sẽ mang lại lưu lượng truy cập tự nhiên từ Google.

Khi bạn hiểu ý định của người tìm kiếm, hãy bắt đầu tạo những nội dung giải quyết trực tiếp ý định của họ thay vì tạo nội dung xoay quanh các từ khóa riêng lẻ hoặc các chủ đề lớn khiến chúng bị loãng và không cung cấp được nhiều giá trị.

Nhưng, từ khóa vẫn luôn có giá trị trong SEO.

Cho dù đã rất thông minh nhưng “chị Google” vẫn không thể bám đuổi theo người dùng ngay lập tức. Nhất là trong thời điểm những người dùng trẻ luôn cải tiến “ngôn ngữ của mình thông qua tiếng lóng”.

Chính vì vậy bạn vẫn luôn phải tối ưu hóa website và nội dung của mình dựa vào từ khóa, có chăng nên chú trọng nhiều hơn các từ khóa phù hợp hơn với ý định của người dùng và khách hàng tiềm năng.

 Công nghệ máy học với tìm kiếm bằng ngữ nghĩa sẽ ngày càng phát triển, nhưng nếu không có từ khóa thì nội dung của bạn cũng khó có thể tiếp cận nhiều hơn với độc giả. Hãy cứ làm mọi việc như bình thường, nhưng cũng phải tìm hiểu thêm về đối tượng khách hàng đích mà doanh nghiệp nhắm tới.

Thanh Dương

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *