Google Bot bắt đầu thu thập thông tin giao thức http/2 từ tháng 11/2020

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương13/11/2020
1519

Bắt đầu từ tháng 11/2020 Google Bot bắt đầu thu thập thông tin qua giao thức http/2. Đây là giao thức mạng mới nhất sửa đổi cho giao thức http/1.1 trước đó. Nó cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn và hiệu quả hơn giữa máy chủ và trình duyệt.

google-bot-bat-dau-thu-thap-thong-tin-giao-thuc-http-2-tu-thang-11-2020-2

Thông tin chính thức từ trang dành cho nhà phát triển Google: “Googlebot thu thập thông tin qua HTTP / 1.1. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 11 năm 2020, Googlebot có thể thu thập dữ liệu các trang web có thể được hưởng lợi từ nó qua HTTP / 2 nếu nó được trang web hỗ trợ.

Điều này có thể tiết kiệm tài nguyên máy tính (ví dụ: CPU, RAM) cho trang web và Googlebot, nhưng nếu không, nó không ảnh hưởng đến việc lập chỉ mục hoặc xếp hạng trang web của bạn.

Giao thức mạng http/2 sẽ là bước cải tiến cho http/1.1.

Giao thức mạng http/2 sẽ giúp giảm thời gian kể từ khi một trang web truy xuất dữ liệu trên trình duyệt từ máy chủ. Cụ thể nó làm giảm đáng kể thời gian lấy các dữ liệu và hiển thị cho người dùng.

Với giao thức mạng http/1 trước đó, nhiều luồng dữ liệu sẽ được tải xuống song song, nhưng tại http/2 Google Bot và trình duyệt có thể gép kênh, đồng nghĩa với việc tài nguyên từ máy chủ có thể được tải xuống trong một luồng từ một kết nối thay vì phải yêu cầu nhiều luồng từ nhiều kết nối để tải xuống cùng một trang web.

Liên quan: Core Web Vitals – Thuật toán Google sẽ là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng.

Khả năng tiên tiến của http/2 sẽ giúp giảm tải cho hệ thống máy chủ khi mà có quá nhiều yêu cầu thực thi truy xuất thông tin từ không chỉ Google Bot mà còn từ các Bot khác. Nó giải quyết vấn đề tắc nghẽn luồng thông tin một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm tài nguyên cho Sever.

Có thể chọn hoặc không chọn chuyển đổi giao thức http.

Nhà xuất bản hoàn toàn có thể chọn hoặc không chọn chuyển đổi giao thức http, điều này không bắt buộc, cũng chưa có thông tin chính thức từ Google để xem liệu nó có ảnh hưởng gì tới SEO.

Tuy nhiên, máy chủ phải được cấu hình để trả về mã phản hồi 421. Mã trạng thái 421 được Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng (IETF.org) thông cáo rằng Mã trạng thái 421 (Yêu cầu sai) cho biết rằng yêu cầu đã được hướng đến một máy chủ không có khả năng tạo phản hồi.

Điều này có thể được gửi bởi một máy chủ không được định cấu hình để tạo ra phản hồi cho sự kết hợp của lược đồ và quyền hạn được bao gồm trong URI yêu cầu.”

Google Search Central cũng đề xuất “Để chọn không tham gia thu thập thông tin qua http/2, hãy hướng dẫn máy chủ đang lưu trữ trang web của bạn phản hồi bằng mã trạng thái http 421 khi Googlebot cố gắng thu thập dữ liệu trang web của bạn qua http/2. Nếu điều đó không khả thi, bạn có thể gửi tin nhắn đến nhóm Googlebot (tuy nhiên giải pháp này là tạm thời)“.

Website của bạn đã sẵn sàng cho http/2?

Khuyến nghị từ Google đã rõ ràng, chúng ta nên chuyển sang giao thức mạng mới, tuy nhiên hệ thống máy chủ phải đáp ứng được các tiêu chí mới và có cơ sở hạ tầng phù hợp.

Để kiểm tra xem website của bạn có đáp ứng các tiêu chí chuyển sang http/2 hay chưa có thể kiểm tra bằng công cụ Test http/2 tại địa chỉ:tools.keycdn.com/http2-test

google-bot-bat-dau-thu-thap-thong-tin-giao-thuc-http-2-tu-thang-11-2020

Http/2 có ảnh hưởng tới SEO?

Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là liệu giao thức http/2 có ảnh hưởng tới thứ hạng website hay không khi mà Google Bot bắt đầu cập nhật thông tin về giao thức này trên các website khác nhau.

Tất nhiên, Google cũng đã tuyên bố việc có chuyển sang giao thức mới hay không hoàn toàn tùy thuộc vào người sử dụng, tuy nhiên nó được khuyến nghị.

Liên quan: Google tạm thời tắt tính năng yêu cầu lập chỉ mục.

Mục đích của http/2 đó là cải thiện quá trình truy xuất dữ liệu từ máy chủ, tăng tốc độ tải trang về tài nguyên trên trang.

Chính vì vậy tin rằng nó sẽ ít nhiều có ảnh hưởng tới thứ hạng của trang trên SERPs bởi nó liên quan tới vấn đề trải nghiệm của người dùng – một trong những yếu tố ảnh hưởng tới SEO.

Tất nhiên với người dùng, họ không thể tự nâng cấp được giao thức trên hệ thống máy chủ thuê ngoài. Việc này đòi hỏi các nhà cung cấp hệ thống server phải chủ động chuyển đổi cơ sở hạ tầng của mình.

Google cũng cho biết rằng, nó hoàn toàn tùy thuộc vào các nhà quản trị có quyết định nâng cấp hay không. Và để hệ thống được chuyển đổi hãy vui lòng liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ.

Nếu hệ thống Server lưu trữ của bạn đã được nâng cấp, bạn hoàn toàn có thể chủ động chuyển đổi giao thức cho hệ thống website doanh nghiệp của mình, nhưng không có cách nào giúp bạn “gửi tín hiệu thông báo” đến Google, việc thu thập và chuyển hướng Google Bot sẽ tự đảm nhiệm.

Trong trường hợp các nhà cung cấp không (hoặc chưa) thực sự muốn đổi mới, bạn vẫn hoàn toàn có thể tự chuyển đổi sang http/s thông qua một CDN như của Cloudflare.

Google cũng đã chuẩn bị sẵn một tiện ích mở rộng của Chrome đó là HTTP / 2 và SPDY Indicator giúp người dùng kiểm tra xem website đã được chuyển giao hay chưa. Bằng việc cài đặt nó và nếu trên thanh địa chỉ bạn thấy một tia sét màu xanh lam xuất hiện phía bên phải tức là website của bạn đã chuyển đổi giao thức sang http/2 thành công.

google-bot-bat-dau-thu-thap-thong-tin-giao-thuc-http-2-tu-thang-11-2020-3

Trong tương lai gần, chuyển sang http/2 là một cách giúp cải thiện đáng kể hiệu suất và tốc độ tải trang, với việc Google ngày càng coi trọng đến trải nghiệm người dùng thì việc chuyển sang giao thức mới hơn, đảm bảo yêu cầu tối thiểu sẽ khiến website có nhiều giá trị hơn.

Bảo Quân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *