Marketing Online vs Tiếp thị truyền thống, đâu là mô hình tiếp thị cho doanh nghiệp trong tương lai

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương10/12/2020
2478
marketing-online-vs-tiep-thi-truyen-thong
ads đầu bài

Tương lai không xa, các doanh nghiệp sẽ chuyển dần xu hướng tiếp thị từ truyền thống sang các kênh Marketing Online. Nhưng cho đến nay nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn để đảm nhiệm công việc này vẫn còn hạn chế.

ads giữa bài

marketing-online-vs-tiep-thi-truyen-thong

Xu hướng tiếp thị đã thay đổi nhiều trong những năm qua, các kênh tiếp thị truyền thống dần mất đi lợi thế. Xu hướng tiếp thị trực tuyến lên ngôi, thay thế các phương thức quảng bá đã cũ và dần trở nên lỗi thời.

Có hai yếu tố góp phần không nhỏ vào sự chuyển dịch của làn sóng Marketing này đó là yếu tố công nghệ và sự trưởng thành của thế hệ Z.

Marketing Online trong thời đại mới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiết bị di động và công nghệ trợ lý ảo – Trí tuệ nhân tạo (AI).

Tất nhiên là vậy, bởi ngay tại thời điểm này các thiết bị di động gần như là một vật dụng, công cụ hỗ trợ thiết yếu trong cuộc sống, luôn sát cánh với con người mọi lúc mọi nơi. Khó có thể tưởng tượng được rằng “chúng ta sẽ ra sao nếu một ngày không có chiếc điện thoại được kết nối wifi, 4G“.

Mặt khác, sự trưởng thành của thế hệ Z sẽ khiến các doanh nghiệp cần phải thay đổi phương thức tiếp cận đối tượng khách hàng của mình.

Trong thập niên tới, khi mà Gen Z dần thay thế cho thế hệ Millennials, các nhà tiếp thị cũng sẽ dần chuyển dần trọng tâm tiếp thị sang nhóm đối tượng khách hàng này.

Với Gen Z, chiếc Tivi sẽ dần trở nên lỗi thời, một vật dụng không còn hữu dụng như với các thế hệ Y (thế hệ Millennials). Và cho đến thế hệ Alpha, nó còn có thể là vật dụng “bị lãng quên“.

Với những thế hệ về sau, họ dành nhiều thời gian xem video trên Youtube hơn là quan tâm đến việc ngồi nhà thưởng thức những kênh truyền hình có sẵn trên Tivi. Thay vì đọc báo họ sẽ lướt mạng xã hội để tìm kiếm những thông tin mới nhất.

Và rồi những thiết bị thông minh sẽ là “vật bất ly thân” hỗ trợ tất cả các vấn đề trong cuộc sống từ công việc cho tới giải trí. Và nó là nền tảng cho một cuộc “đại tu xu hướng tiếp thị“. Nếu không nắm bắt nhanh xu thế, doanh nghiệp sẽ mất dần vị thế trước đối thủ của mình.

Tiếp thị truyền thống Vs Tiếp thị online.

Cho đến lúc này tùy thuộc từng mô hình, sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh, doanh nghiệp có thể chọn cho mình một hướng phát triển, quảng bá phù hợp.

Tất nhiên, có những mô hình doanh nghiệp không thể tách rời phương thức kinh doanh truyền thống. Điển hình như các doanh nghiệp FMCG (Fast Moving Consumer Goods). Các doanh nghiệp này chịu sự chi phối rất lớn của các kênh bán hàng.

Với những mặt hàng như vậy, người tiêu dùng có nhiều cách để mua sắm, một trong những thói quen phổ biến nhất là ghé qua một điểm bán và mua những thứ cần thiết sau đó trở về nhà.

Và để tiếp cận những đối tượng khách hàng này, tiếp thị truyền thống thông qua tờ rơi, Poster, Standee, quảng cáo trên truyền hình… vẫn mang lại sự hiệu quả nhất định.

Nhưng đối với một số các doanh nghiệp khác như thời trang, công nghệ, giáo dục… phát triển thương hiệu thông qua các kênh truyền thống dần mất đi lợi thế.

Việc xây dựng một đoạn video truyền tải thông điệp về nhãn hàng của mình trên kênh truyền hình dường như không còn khả thi. Chi phí đắt đỏ mà lại không thể tiếp cận được những khách hàng thực sự có nhu cầu, gây lãng phí ngân sách.

Thay vào đó là những chiến dịch quảng cáo online với các kênh như Youtube, Facebook, Instagram, Google Adword…có vẻ nhắm trúng mục tiêu, mang lại nhiều lợi thế hơn.

Tiếp thị truyền thống.

Tiếp thị truyền thống chẳng còn xa lạ, có thể nhận thấy nó qua các mẫu quảng cáo trên truyền hình, hoặc những tờ Poster A5 được dán (treo) tại các cửa hàng bán lẻ, những tấm Standee được đặt ngay quầy thanh toán hoặc cửa ra vào của siêu thị…

Đây là một hình thức tiếp thị ngoại tuyến, bạn sẽ nhận ra nó nếu thấy các “dấu hiệu” như:

  • Một đoạn thông tin, hay mẫu quảng cáo trên báo giấy.
  • Lời giới thiệu trên đài Radio.
  • Thư tín trực tiếp (không phải email).
  • Biển quảng cáo ngoài trời (Pano, Áp – Phích)
  • Nhân viên phát tờ rơi.
  • Các vật dụng hỗ trợ bán hàng (POSM) như: Poster, Standee, Leaflet, Sticker…
  • Nhân viên bán hàng trực tiếp (ví dụ PG – Promotion Girl)

…vv.

Về cơ bản, mô hình tiếp thị truyền thống bao năm qua không có nhiều thay đổi. Nó vẫn “quanh quẩn” trong vòng tròn tiếp thị chiến lược 4P (hay còn gọi là Marketing MIX, Marketing hỗn hợp). Bao gồm: Product, Price, Promotion, Place ( Sản phẩm, giá thành, quảng cáo, địa điểm).

Mặc dù theo thời gian, các doanh nghiệp đã có nhiều cải tiến linh hoạt hơn trong các hình thức triển khai, nhưng nó vẫn “phát triển theo hình thức đã cũ mèm” với những nhược điểm cơ bản.

Nhược điểm của tiếp thị truyền thống.

Tuy rằng hình thức tiếp thị này vẫn mang lại hiệu quả nhất định, nhưng các nhà quảng cáo dần hạn chế rót ngân sách bởi bốn nhược điểm cơ bản sau.

Tương tác kém.

Nhược điểm lớn nhất trong tiếp thị truyền thống đó là khả năng tương tác với khách hàng rất kém (hoặc không có), đây là hình thức tiếp thị một chiều. Nếu bạn nhìn thấy một mẫu quảng cáo trên Tivi, tờ rơi… bạn sẽ làm thế nào để liên hệ với doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đó?

Khó thay đổi, không thể linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược.

Việc điều chỉnh các thông điệp trên đoạn video quảng cáo trên truyền hình hay một tờ báo là khó, gần như bạn không thể thay đổi nó. Cách đơn giản nhất là tạo ra một chiến dịch mới và thêm chi phí vào cho nó. Đơn giản vì nó là cố đinh.

Chi phí cao hơn.

Với biểu phí quảng cáo trên các kênh truyền hình vào khung giờ vàng (hoặc các kênh truyền hình có tương tác cao) có thể lên tới cả trăm triệu đồng chỉ trong vòng 30 giây ngắn ngủi. Đó là chưa kể chi phí xây dựng các đoạn clip, video nguồn cho quảng cáo.

Với chi phí đó nếu bạn tạo những chiến dịch Google Adword hoặc Facebook Ads bạn có thể tiếp cận ngay được người dùng và có thể bán được hàng ngay lập tức (điều mà quảng cáo truyền thống không làm được).

Không đo lường được hiệu quả.

Bất cứ một chiến dịch Marketing nào cũng cần đo lường sư hiệu quả, từ đó có thể cho các nhà quản trị biết rằng có nên đầu tư tiếp hay dừng lại.

Các nhà quản lý ngày nay rất chú trọng đến các con số đo lường hiệu quả thực tế trên mỗi chiến dịch Marketing.

Tỷ lệ ROI sẽ cho các nhà tiếp thị biết kênh Marketing đó có phù hợp không? Có mang lại hiệu quả hay không? Có nên đầu tư tiếp hay dừng lại…

Một trong những hạn chế của kênh tiếp thị truyền thống đó là không thể đo lường được hiệu quả đem lại. Không có con số thống kê cụ thể để làm công cụ cân đo. Nó dựa phần nhiều vào sự cảm nhận tăng trưởng của doanh nghiệp.

Marketing Online.

Tiếp thị trực tuyến hay còn gọi là Marketing Online ngày dần trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ muốn quảng bá thương hiệu của mình.

Nguồn lực hạn chế, kinh phí eo hẹp nên những doanh nghiệp nhỏ luôn đặt cao vấn đề tạo ra doanh thu thực tế để xoay vòng dòng vốn hạn hẹp của mình.

Chính vì lý do đó khiến các kênh Marketing Online là đích được nhắm tới, họ dần bỏ qua các hình thức tiếp thi cũ cũ với chi phí cao mà kết quả lại không thể đến ngay trong mỗi chiến dịch.

Với Marketing Online, doanh nghiệp hoàn toàn có thể…

Quản lý, điều chỉnh được chi phí cho từng chiến dịch.

Với mỗi chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động được quỹ, ngân sách cụ thể. Nếu nó không mang lại hiệu quả có thể điều chỉnh chiến lược, thông tin, nội dung linh hoạt.

Thậm chí có thể dừng những chiến dịch đó và chuyển sang những chiến dịch mới để tiết kiệm chi phí, việc mà tiếp thị truyền thống khó có thể thực hiện.

Nhắm trúng mục tiêu.

Bằng việc tối ưu hóa nội dung, độ tuổi, sở thích, nhu cầu, xu hướng và từ khóa… Chiến dịch quảng cáo sẽ được nhắm trúng mục tiêu trong từng giai đoạn của doanh nghiệp.

Không giống như tiếp thị truyền thống, mỗi thông điệp đều được phổ quát cho tất cả mọi đối tượng được tiếp cận. Và tất nhiên, nó sẽ được người này lưu tâm nhưng lại nhận được sự thờ ơ bởi nhóm khách hàng khác.

Mức độ tương tác nhiều hơn.

Một khi đã nhắm được mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo, mức độ tương tác của người dùng sẽ tăng lên rất nhiều thông qua các công cụ hỗ trợ như hotline, email, Chatbot, Facebook Messenger…

Đo lường được hiệu quả mang lại.

Khi sử dụng các hình thức tiếp thị truyền thống ví dụ như như phát tờ rơi, bạn hoàn toàn không thể biết được mức độ thành công của nó đến đâu. Bạn có thể đang đi sai hướng nhưng lại không thể biết được điều đó.

Đối với tiếp thị Online, nó cho phép bạn đo lường được hiệu quả tức thì thông qua các chỉ số như: lượt tương tác, chi phí chuyển đổi, doanh thu/ chi phí…

Từ đó bạn có thể biết ngay lập tức rằng chiến dịch này có hiệu quả hay không để tinh chỉnh quảng cáo, nên tiếp tục hay dừng lại để rót ngân sách vào một chiến dịch khác hiệu quả hơn.

Thu thập được dữ liệu khách hàng tiềm năng.

Việc thu thập và có được dữ liệu về khách hàng tiềm năng là “tài sản đắt giá” của bất cứ doanh nghiệp nào trong thời đại Digital Marketing.

Thông qua Marketing Online, doanh nghiệp có thể khai thác và lưu trữ được toàn bộ dữ liệu về khách hàng của mình bao gồm các trường như: email, số điện thoại, độ tuổi, sở thích, thông tin trang cá nhân…

Đây chính là các dữ liệu cực kỳ quan trọng và sẽ được sử dụng để khai thác thường xuyên trong các chiến dịch quảng bá tiếp theo của doanh nghiệp, việc mà đối với hình thức tiếp thị truyền thống bạn không thể làm được.

Phạm vi rộng hơn.

Trong tiếp thị truyền thống, phạm vi và không gian quảng cáo bị giới hạn. Nếu bạn thực hiện một chiến dịch trên kênh truyền hình hoặc báo chí nó có thể chỉ hỗ trợ bạn tại quốc gia bạn sinh sống.

Trong trường hợp thực hiện chiến dịch phát tờ rơi, dán Poster… bạn chỉ có thể tiếp cận được các đối tượng trong một khu vực hạn chế nhất định.

Không như Marketing Online, nó giúp bạn quảng bá thương hiệu không hạn chế tới bất cứ đâu mà bạn muốn. Không bị giới hạn bởi địa lý, không gian và thời gian quảng cáo.

Ít tốn kém, bán được hàng ngay lập tức.

Ngân sách quảng cáo sẽ luôn được điều chỉnh, thống kê, giám sát thường xuyên. Trong trường hợp một chiến dịch quảng cáo Adword không mang lại tỷ lệ chuyển đổi (hoặc chuyển đổi thấp), bạn hoàn toàn có thể dừng ngân sách cho chiến dịch đó và chuyển hướng sang các chiến dịch khác.

Một điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, đó là với Marketing Online bạn hoàn toàn có thể bán được hàng hóa, dịch vụ gần như ngay lập tức.

Nó tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp để trang trải hàng loạt các chi phí khác. Điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn bởi đối với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập vốn là điều kiện tiên quyết liên quan tới sự sống còn của doanh nghiệp.

Đã đến lúc doanh nghiệp cần chuyển mình.

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, doanh nghiệp cần có những kênh Marketing đan xen kết hợp một cách khéo léo giữa các mô hình quảng bá khác nhau để khai thác được khách hàng của mình.

Hiện tại, Marketing theo phương thức truyền thống không phải đã mất đi hiệu quả, nhưng nó gây lãng phí tài nguyên và không thể đo lường được chính xác các giá trị mang lại.

Trong khi đó, thế hệ trẻ ngày nay đang sử dụng Tivi ngày một ít, họ cũng sẽ không dùng 15 phút buổi sáng để đọc tin tức, thay vào đó là lướt mạng xã hội để tìm kiếm thông tin.

Hơn nữa việc mua sắm hàng hóa dần trở nên dễ dàng hơn khi các công cụ giao hàng xuất hiện ngày một nhiều như các kênh Grab Food, GHN…

Việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm sau đó ra quyết định mua và tìm kiếm một đơn vị vận chuyển mang hàng hóa đến tận nhà là hành vi đang diễn ra ngày một nhiều hơn.

Quan trọng, bạn phải biết tập khách hàng của mình đang làm gì trên môi trường internet, và đã đến lúc chuyển hướng dần sang các mô hình Marketing tiên tiến hơn. Không thể “ăn quẩn cối say” mãi trong một định hướng tiếp thị đã dần lỗi thời.

Nhật Minh

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *