Hiệu ứng đám đông hay còn gọi là Bandwagon (Bandwagon Effect), đây là một dạng tâm lý số đông xuất hiện trong một nhóm người khi thấy đại đa số những người trong nhóm liên tục thực hiện một hành động nào đó lặp lại giống nhau mà không quan tâm tới mục đích cụ thể.
Hiệu ứng Hiệu ứng đám đông – Bandwagon còn được gọi là hiệu ứng đoàn tàu, và câu chuyện về nó được mô tả trong một nghiên cứu dưới đây.
Hiệu ứng 5 con khỉ và 1 nải chuối.
Để hiểu thêm về khía cạnh tâm lí của cá nhân, một nhóm nhà khoa học trong thế kỷ 19 đã làm một thí nghiệm bằng cách nhốt năm con khỉ vào trong một cái chuồng, trong chuồng có một cái thang và trên đỉnh của nó là nải chuối.
Ban đầu mỗi khi có một con khỉ leo lên thang, các nhà khoa học lại xịt nước lạnh lên những con còn lại. Và sau một thời gian, hễ có con khỉ nào leo lên thang sẽ bị các con còn lại đánh.
Liên quan: Chiến lược định giá bán lẻ dựa vào tâm lý mua sắm, biết sớm doanh nghiệp sẽ tăng doanh số thần tốc.
Sau một thời gian, không còn con khỉ nào leo thang nữa bất chấp sự cám dỗ của nải chuối. Lúc đó các nhà khoa học quyết định thay một con khỉ trong đám các con khỉ cũ bằng một con mới.
Việc đầu tiên mà con khỉ này làm là leo lên thang lấy nải chuối, và ngay lập tức bị đám khỉ còn lại vây đánh. Sau nhiều lần ăn đòn, con khỉ mới học được rằng không nên leo lên thang nếu không muốn bị đánh, dù rằng chẳng hiểu vì sao lại như vậy.
Tiếp theo, các nhà khoa học lại thay thế một con khỉ cũ bằng con khỉ mới hơn, và sự việc tương tự lại diễn ra. Thậm chí con khỉ bị thay thứ nhất cũng tham gia vào việc đánh hội đồng con khỉ bị thay thứ hai. Cứ thế, cứ thế… mọi việc diễn ra tương tự cho đến khi thay hết cả năm con khỉ.
Chúng cứ tiếp tục đánh những con khỉ nào muốn leo lên thang cho dù chúng chưa hề bị xịt nước lạnh lần nào. Nếu có thể hỏi những con khỉ này vì sao lại đánh những con khỉ cố leo lên thang, thì chắc câu trả lời sẽ là “Tôi không biết, đó là những gì vẫn diễn ra thường ngày, tôi thấy bất cứ con khỉ nào leo lên nải chuối đều bị đánh, chắc phải có lý do kinh khủng lắm…“.
Cùng với thời điểm đó, vào năm 1848 khi khi Dan Rice, một anh hề rất nổi tiếng ở thời điểm đó, quyết định dùng đoàn xe Bandwagon (ban đầu được dùng để nói về một đoàn tàu/ xe dùng để chuyên chở các đoàn diễu hành, gánh xiếc hay cái đoàn giải trí lưu diễn) của mình và âm nhạc để thu hút sự chú ý cho một cuộc vận động chính trị và kết quả là ông rất thành công.
Cùng với kết quả của thí nghiệm đó, nên hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon effect) bắt đầu được sử dụng nhiều để nói về một người có khuynh hướng làm theo hay tin theo một việc có nhiều người làm dù có thể chẳng hiểu vì sao.
Từ đó, thì nhiều chính trị gia khác cũng tham gia vào đoàn xe với mong muốn ăn theo sự thành công của Dan Rice. Thậm chí trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1900, Bandwagon được xem như là chuẩn mực trong vận động tranh cử và thành ngữ “jump on the bandwagon” (mang hàm ý chê bai) để chỉ những người cố gắng bon chen ăn theo thành công của người khác mà không quan tâm đến đối tượng là ai.
Sử dụng hiệu ứng đám đông một cách linh hoạt.
Một trong những nhãn hàng điện thoại sử dụng hiệu ứng đám đông rất khéo léo đó là Oppo. Với việc mời Sơn Tùng MTP làm đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng của mình, Oppo đã có được một doanh số bán rất lớn lên tới cả triệu người dùng, đe dọa ngôi vị số một của Samsung.
Liên quan: Chiến thuật NEO giá giúp doanh nghiệp nhỏ bứt phá doanh thu.
Có thể nhận thấy, với số lượng Fan khủng, đại đa phần là giới trẻ – tập khách hàng tiềm năng sẽ có nhu cầu cao với các dòng điện thoại thông minh có giá tầm trung, trang bị nhiều tính năng cao cấp. Oppo đã rất tinh tế và sẵn sàng chịu chi để có được nhóm khách hàng này thông qua Sơn Tùng MTP bằng việc áp dụng chiến lược hiệu ứng đoàn tàu.
Nó khá đơn giản, bạn đầu chỉ là một sự nhận diện về một thương hiệu điện thoại mới xuất hiện. Vào thời điểm này, Samsung đang chiếm ngôi vua. Nhưng khi thấy thần tượng của mình cầm trên tay chiếc Oppo hiệu ứng đã có hiệu nghiệm. Với mức giá bán lẻ phù hợp trong phân khúc, trang bị nhiều tính năng cao cấp Oppo đã dần chiếm được thị phần và cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn. Còn đối với người sử dụng, nó chỉ đơn giản “vì thấy thần tượng của mình sử dụng và bắt chước theo”.
Với việc mời được Sơn Tung MTP trở thành đại sứ thương hiệu cho mình,Oppo đã rất khôn khéo chiếm trọn tập Fan khủng của chàng ca sỹ đa tài này thông qua việc lồng ghép các chiêu thức Marketing ưu việt của mình trong đó phải kể việc vận dụng hiệu quả hiệu ứng đám đông.
Nhật Minh