Google Web Stories chính thức có bản cập nhật lớn dành cho WordPress.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương15/11/2020
1039

Bằng cách xuất bản Câu chuyện trên web – Google Web Stories, website có khả năng sẽ được nhận nhiều lưu lượng truy cập miễn phí hơn. Đây là một trong những hình thức xuất bản nội dung mới được Google giới thiệu trong thời gian qua.

google-web-stories-chinh-thuc-co-ban-cap-nhat-lon-danh-cho-wordpress
Ảnh minh họa

Và nếu bạn chưa biết Google Web Stories là gì, nó hữu ích như thế nào… hãy đọc nội dung được Biznow liên kết dưới đây để hiểu rõ hơn về xu hướng xuất bản nội dung trong tương lai này.

Liên kết nội dung: Google Web Stories – Xu hướng mới xây dựng nội dung thông qua “kể câu chuyện của bạn trên web”

Để hỗ trợ nhà xuất bản xuất WordPress xuất bản nội dung website trên Web Stories, Google đa chính thức cập nhật các tính năng mới của Plugin Google Web Stories.

Với Plugin Google Web Stories bản 1.1 (mới cập nhật lần này) nội dung sẽ được trang bị thêm các tính năng mới như:

  • Thêm ảnh GIF vào Câu chuyện của tôi thông qua việc tích hợp với tích hợp với công cụ lưu trữ ảnh trực tuyến Tenor.
  • Thêm nhiều định dạng Font chữ hỗ trợ.
  • Thêm định dạng chú thích với Video.

Plugin Google Web Stories 1.1 có gì mới?

Người dùng có thể thêm ảnh Gif vào Câu chuyện trên web thông qua Tenor chỉ bằng cách kéo thả đơn giản.

Việc đưa định dạng ảnh GIF vào việc xuất bản Câu chuyện trên web nhằm mục đích chính đó là tăng hiệu suất tải trang, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng thay vì những đoạn video clip nặng nề.

Với bản nâng cấp của Plugin Google Web Stories, biên tập viên nội dung chỉ cần tìm kiếm một bức ảnh động phù hợp thông qua các thư viện lưu trữ như của Tenor, sau đó gắn chúng trực tiếp và viết thông tin mô tả. Nó sẽ khiến nội dung sinh động hơn với độc giả.

Trong việc định dạng font chữ, người dùng hoàn toàn có thể chọn các định dạng kiểu chữ từ khác nhau trong danh sách thư viện được cung cấp.

Để có thể tạo ra những định dạng font chữ bắt mắt, Google đã kết hợp với chuyên gia về kiểu chữ tại iA (iA được người dùng biết đến thông qua một ứng dụng có tên iA Writer) để đảm bảo chất lượng tạo ra các kiểu chữ trên Web Stories.

Với phụ đề video, nó được chèn trực tiếp trên trình soạn thảo miễn sao nó phải định dạng ở chuẩn VTT (đây là yêu cầu bắt buộc). Ngay sau đó văn bản sẽ nhanh chóng được thêm vào tất cả các video của bạn.

Xem thêm từ Blog Google về hướng dẫn cho Web Stories : https://blog.google/web-creators/tenor-text-sets-captions-web-stories-wordpress/

Plugin WordPress Web Stories của Google yêu cầu Phiên bản WordPress tối thiểu là 5.3.1. Nó cũng yêu cầu phiên bản PHP thấp nhất là 5.6.

Nếu máy chủ chưa được nâng cấp phiên bản PHP hãy yêu cầu nhà cung cấp nâng cấp hệ thống để có thể trải nghiệm tính năng xuất bản mới này từ Google.

Trước đó, vào khoảng đầu tháng 10 đội ngũ kỹ thuật Blog Biznow đã trực tiếp tìm kiếm Plugin này trong kho WordPress, nhưng nó chưa được phát hành. Người dùng chỉ có thể tải về và trải nghiệm nó thông qua cách tải nó từ địa chỉ : https://wp.stories.google (đã được Viết Blog hướng dẫn chi tiết).

Nhưng bằng bản cập nhật lần này, có lẽ mọi thứ đã hoàn chỉnh và nó đã sẵn sàng cho các nhà xuất bản Google bắt đầu xây dựng nội dung trên nền tảng mới này. Và hiện nó đã có sẵn trong kho Plugin WordPress.

Tuy nhiên, trong thời gian tới Google Web Stories sẽ còn tiếp tục điều chỉnh Plugin của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng.

Với xu hướng xuất bản nội dung mới này, Google cũng sớm đưa ra những cảnh báo khiến nội dung của bạn chị chặn trên SERPs nếu lạm dụng nó thông qua 6 tiêu chí dưới đây.

6 lý do khiến Googgle cấm Câu chuyện trên web.

Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến Câu chuyện trên web của nhà xuất bản bị chặn bởi Google. Nó được nêu rõ trong Chính sách nội dung dành cho Web Stories trên Google.

Vi phạm bản quyền nội dung.

Khác vơi việc xuất bản nội dung thuần túy trước đây, nếu bạn xuất bản một Câu chuyện trên web vi phạm bản quyền của một website, tổ chức, cá nhân khác rất có thể nội dung đó sẽ bị chặn.

Quá nhiều từ hoặc chèn quá nhiều video.

Nguyên tắc xuất bản đổi với Câu chuyện trên web là nội dung không được phép dài quá 180 từ. Với Clip, nó không được dài quá 60 giây.

Hình ảnh, video chất lượng thấp.

Nếu hình ảnh hoặc video có chất lượng thấp, nó sẽ bị Google chặn hiển thị. Theo Google, “chất lượng thấp” có nghĩa là nó không đạt về độ phân giải (pixel) đối với hình ảnh và không định dạng chuẩn đổi với video.

Chủ đề không kết cấu, mạch lạc.

Chúng tôi không chấp nhận những Web Stories không có kết cấu nội dung hoặc chủ đề xuyên suốt các trang – Từ Google.

Câu chuyện chưa được hoàn chỉnh.

Google nghiêm cấm hành vi khuyến khích người dùng nhấp chuột vào liên kết để xem toàn bộ nội dung câu chuyện trên web. Với những bào viết Câu chuyện trên web chưa được hoàn chỉnh nó cũng sẽ bị loại bỏ trên Google.

Thương mại quá mức.

Một điều mà những người xuất bản quan tâm đó là liệu với định dạng của Câu chuyện trên web, quảng cáo có hiển thị hay không? Điều này là rõ ràng vì nó ảnh hưởng tới thu nhập (ví dụ với những nhà sử dụng công cụ Adsenser để kiếm tiền).

Google cho rằng, Câu chuyện trên web vẫn lồng ghép hiển thị quảng cáo, tuy nhiên nếu nội dung từ Câu chuyện trên web của bạn là thương mại, hoặc trông giống như thương mại, nó sẽ không được chấp thuận và sẽ bị chặn hiển thị.

Đã đến lúc bạn nên thay đổi cách thức xuất bản nội dung?

Vậy với Câu chuyện trên web, Google mong chờ điều gì từ nhà xuất bản và người dùng, và liệu những hình thức xuất bản trước đây (bài viết đơn thuần bào gồm hình ảnh và nội dung) có còn có tác dụng?

Trước tiên, nội dung theo phong cách giản đơn kiểu cũ, bao gồm nội dung và hình ảnh/video được lồng ghép đan xen, minh họa sẽ không bao giờ mất đi. Đây là hình thức xây dựng nội dung cơ bản nhất.

Nhưng câu chuyện trên web sẽ dành cho những người bận rộn, và chỉ có nhu cầu đọc “lướt” khái quát những nội dung chính.

Một điều mà các nhà nghiên cứu nội dung tiếp thị nhận thấy rằng, người dùng hiện đại ngày càng không có nhiều thời gian thường chỉ có xu hướng đọc lướt một cách nhanh chóng những nội dung quan trọng.

Chính vì vậy, nếu bạn nhìn thấy một chủ đề đáng quan tâm mà lại đang trong lúc chờ xe, hay ngồi trên xe buýt… bạn sẽ thường chỉ đọc lướt nội dung đó, và lúc này Câu chuyện trên web sẽ đáp ứng toàn bộ nhu cầu đó.

Có thể nói, Google Web Stories chính là phiên bản thay thế cho Google AMP. Nếu như AMP khiến các nội dung website được tải nhanh hơn trên thiết bị di động thì Google Web Stories cũng sẽ tương tự như vậy.

Việc ra mắt Google Web Stories sẽ giúp người dùng được trải nghiệm tốt nhất trên các thiết bị đặc biệt là thiết bị di động ngày càng được người dùng sử dụng nhiều để truy xuất dữ liệu – Thực chất Google Web Stories được phát triển từ 2018 với cái tên AMP Stories.

Quan trọng nhất, theo Google trong thời gian tới Câu chuyện trên web sẽ được xếp hạng vị trí đầu tiên trên công cụ tìm kiếm, vượt qua những nội dung khác về vị trí hiển thị. Không những vậy, nội dung đó cũng có thể xuất hiện trên Google Hình ảnh, Khám phá và ứng dụng Google. Tất cả đều xếp ở vị trí nổi bật.

Vì nó nó có thể được xếp hạng cao hơn với vị trí nổi bật hơn, đặc biệt dành cho thiết bị di động, chính vì vậy sử dụng Google Web Stories sẽ là xu hướng xây dựng nội dung trong tương lai.

Bảo Quân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *