Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard (BSC), 4 quan điểm và 6 lợi ích thiết thực.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương20/12/2020
3968
ads đầu bài

Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard (viết tắt là BSC) là một công cụ để quản lý chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Những doanh nghiệp xây dựng một sơ đồ phân tầng thẻ điểm cân bằng thường hoạt động tốt hơn nhiều so với các công ty còn lại.

ads giữa bài

the-diem-can-bang-balanced-scorecard-bsc-biznow-4

Mô hình thẻ điểm cân bằng được nói đến đầu tiên bởi Tiến Robert Kaplan và Tiến sĩ David Norton.

Tiến Robert Kaplan giảng dạy tại Trường kinh doanh Harvard còn Tiến sĩ David Norton là người sáng lập và giám đốc của The Palladium Group – tổ chức của các nhà tư vấn chiến lược có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Liên quan: Marketing Online vs Tiếp thị truyền thống, đâu là mô hình tiếp thị cho doanh nghiệp trong tương lai

Tiến sĩ Robert Kaplan và David Norton lần đầu tiên công bố các nghiên cứu của mình về Balanced Scorecard tại một bài báo trên Tạp chí kinh doanh Harvard với tiêu đề “The Balanced Scorecard—Measures that Drive Performance” vào năm 1992.

the-diem-can-bang-balanced-scorecard-bsc-1
Tiến Robert Kaplan và Tiến sĩ David Norton. Ảnh thinkers50.com

Bài báo nghiên cứu này đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các nhà kinh tế, phân tích chiến lược trên toàn thế giới.

Sau đó, Robert Kaplan và David Norton còn hợp tác nhiều hơn và cho ra mắt nhiều cuốn sách tập trung vào chủ đề “thẻ điểm cân bằng”  như:

  • The Balanced Scorecard: Translating Strategy Into Action (ra mắt năm 1996).
  •  The Strategy-Focused Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business Environment (ra mắt năm 2000).
  • Alignment: Using the Balanced Scorecard to Create Corporate Synergies (ra mắt năm 2006).
  • Execution Premium: Linking Strategy to Operations for Competitive Advantage (ra mắt năm 2008).

Thẻ điểm cân bằng là gì?

Có nhiều định nghĩa về thẻ điểm cân bằng, tuy nhiên về cơ bản thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) viết tắt: BSC là một công cụ sử dụng để đo lường hiệu quả của quá trình hoạt động so với các kế hoạch chiến lược do công ty đề ra trước đó.

Thẻ điểm cân bằng thường được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh để đảm bảo mọi nỗ lực hoạt động của công ty phù hợp với chiến lược và tầm nhìn tổng thể của doanh nghiệp.

Thông qua thẻ điểm cân bằng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá chính xác quy trình hoạt động thông qua các con số, bảng dữ liệu thực tế với 4 khía cạnh chủ đạo cho sự sống còn bao gồm: Tài chính, Quy trình kinh doanh, Khách hàng, Năng lực tổ chức.

Thông qua BSC, doanh nghiệp có thể liên kết tầm nhìn sứ mệnh với các mục tiêu cụ thể trong dài hạn, phương pháp kinh doanh, chỉ tiêu và kế hoạch chiến lược.

Bốn quan điểm chủ chốt trong BSC.

Về cơ bản, BSC được chia thành 4 hạng mục (hay còn gọi là 4 quan điểm) và nó rất quan trọng đối với sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Quan điểm tài chính.

Đối với tất cả các doanh nghiệp thì mục tiêu lớn nhất đó là doanh thu và lợi nhuận. Chính vì vậy trong tất cả các quan điểm, tiền bạc luôn được xếp tại vị trí số một. Tất cả mục tiêu, hoạt động nào mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp đều được xếp nằm trong mục tài chính.

Đó có thể là…

  • Lãi ròng/ lợi tức đầu tư.
  • Các chỉ số hoạt động kinh doanh trong tháng /quý/ năm trước.
  • Tăng năng xuất lao động, giảm chi chi  phí sản xuất.
  • Tinh giảm nhân sự, giữ bộ máy nhỏ gọn, hoạt động hiệu quả.
  • Tăng biên độ lợi nhuận / sản phẩm (tăng giá bán, giảm giá thành sản xuất).
  • Thêm kênh phân phối mới.
  • Tăng thêm hệ thống bán lẻ lên 10 cửa hàng vào năm sau.
  • Tăng thêm sản phẩm/ nhóm sản phẩm đưa vào hệ thống phân phối.

Mục tiêu của quan điểm tài chính đó là làm thế nào để tạo ra lợi nhuận trong tương lai, tăng trưởng như thế nào, nó sẽ tạo ra bao nhiêu lợi tức cho nhà đầu tư.

Những dữ liệu của tài chính thường được nhìn nhận qua quá khứ của doanh nghiệp, năm trước có được bao nhiêu thị phần, doanh thu ra sao và năm nay sẽ thế nào. Tăng trưởng dự tính…

Một thước đo khác của tài chính đó là lưu lượng tiền mặt doanh nghiệp có trong tay hoặc tổng số tài sản của doanh nghiệp/ nợ vay. Nó thể hiện nguồn lực của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Quan điểm khách hàng.

Mục này tập chung chủ yếu vào vấn đề khách hàng, khách hàng có thể là các nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối.

Khi các mục tiêu tài chính đã được thiết lập, phần tiếp theo đó là điều chỉnh về hạng mục khách hàng của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cần biết chính xác được mình sẽ mang lại những giá trị gì cho khách hàng, làm cách nào để có được họ, họ đang ở đâu trên thị trường.

  • Quan điểm dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận khách hàng thông qua những cách nào.
  • Độ bao phủ, nhận diện thương hiệu trên kênh Marketing online (hoặc truyền thống) ra sao.
  • Thị phần của doanh nghiệp như thế nào.
  • Chăm sóc và bán hàng

Ở góc độ khách hàng trong BSC, các nhà hoạch định tập trung chủ yếu vào việc xác định tập khách hàng đích, cách tiếp cận họ như thế nào, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường… Thước đo cốt lõi thường sẽ tập trung trong các vấn đề như: duy trì nhóm khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, khả năng sinh lời trên mỗi khách hàng.

Quy trình nội bộ.

Được rồi, sau khi đã thống kê đưa ra được 2 thước đo phía trên tiếp theo là quy trình nội bộ. Doanh nghiệp cần thực hiện các quy trình nào để có được khách hàng và đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra.

Nếu không vạch ra các quy trình để thực hiện hai mục tiêu tài chính, khách hàng thì tất cả nó chỉ là viễn cảnh được vẽ ra trên giấy.

Mỗi doanh nghiệp đều hướng đến một tập khách hàng đích riêng, cho nên quy trình thường không hoàn toàn giống nhau. Một số gạch đầu dòng ví dụ về quy trình nội bộ cần thiết…

  • Quy trình chăm sóc khách hàng.
  • Quy trình bảo hành sản phẩm.
  • Quy trình tuyển dụng và đào tạo.
  • Tối ưu hóa chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
  • Doanh nghiệp làm tốt nhất ở đâu.

….

Quy trình nội bộ là cách để các nhà quản lý nắm bắt và điều tiết toàn bộ hoạt động trong tổ chức. Và quy trình đó phải nhất quán, xuyên suất trong toàn bộ hệ thống công ty.

Vấn đề lớn nhất trong quy trình nội bộ đó là kiểm soát hoạt động của tổ chức, việc yêu cầu các bộ phận thực hiện đúng các quy trình giúp doanh nghiệp có thể tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Quy trình này thường phải được theo dõi và kiểm soát hàng ngày, hàng tuần. Để đạt được kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần thực sự chú ý tới hai yêu tố then chốt đó là nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm và chất lượng dịch vụ/ sản phẩm từ nhà cung cấp.

Quy trình năng lực.

Một số tài liệu còn gọi quy trình này là quy trình học tập và phát triển, quan điểm này tập trung vào năng lực của con người, thành viên đội nhóm trong doanh nghiệp.

Các chỉ số được lấy làm thước đo trong quan điểm năng lực thường bao gồm: sự hài lòng của nhân viên, khả năng và năng suất lao động trong đội ngũ nhân sự, văn hóa doanh nghiệp và sự thỏa mãn của nhân sự, sự gắn kết… Ví dụ cơ bản.

Sự hài lòng của nhân viên.

Sự hài lòng của nhân viên sẽ giúp năng suất lao động tăng lên rất nhiều, yếu tố này quyết định tới tinh thần làm việc trong đội ngũ, thái độ đối với đồng nghiệp và khách hàng của người lao động.

Có thể đo lường giá trị này thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hoặc quan sát cách mà nhân viên làm việc.

Năng suất lao động.

Năng suất lao động quyết định đến sản lượng sản phẩm trên mỗi nhân viên, sản lượng lao động có thể là các khoản vay được thực hiện, số sản phẩm hoàn thành, tổng số hồ sơ được thực hiện trong một thời gian đo lường nhất định.

6 lợi ích của những doanh nghiệp lập chiến lược BSC.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những doanh nghiệp tạo ra được quy chuẩn BSC thường có khả năng hoạt động tốt hơn những doanh nghiệp còn lại với 6 lý do cơ bản sau.

Có tầm nhìn và hoạch định chiến lược tốt hơn.

BSC giúp doanh nghiệp có được một quy chuẩn hoạt động với tầm nhìn chiến lược rộng hơn, nó có thể giúp các nhà lãnh đạo xác đinh được toàn bộ các hoạt động trong từng bộ phận của doanh nghiệp, phân tích chúng và tìm ra các điểm yếu, điểm mạnh và điều chỉnh một cách hợp lý.

Việc tạo ra một bản đồ BSC sẽ khiến doanh nghiệp hoạt động đồng bộ hơn, tạo ra được hiệu suất lao động tốt hơn đối với nhân viên và giữa các bộ phận.

Truyền thông tốt hơn.

Quy trình sẽ giúp đội nhóm, nhân viên hiểu được rõ hơn về văn hóa, mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp. Nó như vẽ ra một bức tranh toàn cảnh khiến con người có thêm động lực làm việc và gắn kết.

Việc tạo ra một đích đến trong tương lai sẽ khiến đội ngũ có thể hiểu nhiều hơn về tầm nhìn của doanh nghiệp, tâm huyết làm việc tăng cao, mang văn hóa doanh nghiệp truyền thông ra bên ngoài.

Liên kết đội ngũ làm việc bền vững.

Quy trình BSC giúp các tổ chức vạch ra được các mục tiêu chiến lược cho sự thành công, nó khiến nhân sự có thể nhìn nhận được “viễn cảnh của tương lai”. Tạo ra nhiều động lực làm việc hơn, gắn kết đội nhóm lao động vì mục tiêu chung.

Quản lý tốt và ra quyết định nhanh hơn.

Việc quản lý thông qua BSC sẽ khiến các nhà lãnh đạo tập trung hơn vào các mục tiêu bởi họ chính là người tạo ra nó và hiểu rõ về nó.

Các nhà quản lý sẽ thấy được các chỉ số được đo lường và biết được “lỗi đang sảy ra ở đâu”. Từ đó có thể hiệu chỉnh và đưa ra các quyết định sửa đổi, bổ xung một cách nhanh chóng.

Dễ dàng theo dõi các chỉ số.

Các chỉ số tiêu chuẩn được thể hiện rõ ràng, minh bạch trong mọi báo cáo. Nó giúp các cấp quản lý trong hệ thống doanh nghiệp có thể quan sát một cách trực qua cho từng bộ phận riêng biệt.

Các báo cáo sẽ tập trung vào các vấn đề mấu chốt như việc triển khai chậm chạp một kế hoạch đang vướng mắc ở giai đoạn nào, hiệu quả của một phòng ban ra sao… Việc này hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý có thể nhìn nhận và giám sát các bộ phận thực hiện kế hoạch của họ.

Làm việc tập trung vì một mục tiêu.

Việc hướng nhân sự, đội nhóm tổ chức làm việc theo một đích đến không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố.

Khi cả một tập thể làm việc hăng say vì một mục tiêu chung nó tạo ra hiệu quả vô cùng to lớn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhanh chóng.

Khi nắm trong tay công cụ thẻ điểm cân bằng, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh tốt hơn các chỉ số và hạng mục trong từng quan điểm như ngân sách, quản trị rủi ro, phân tích và ưu tiên các mục tiêu chiến lược cần thực hiện gấp rút…

Mô hình doanh nghiệp khác nhau, BSC khác nhau.

Trong khi nhiều doanh nghiệp ưu tiên thứ tự của 4 loại quy trình trong thẻ điểm cân bằng thì có những doanh nghiệp khác lại vận dụng nó một cách linh hoạt hơn bằng cách loại bỏ hoặc lông ghép các chỉ tiêu với nhau.

Ví dụ với các tổ chức phi lợi nhuận, họ có thể loại bỏ quan điểm tài chính. Nhưng các tổ chức này vẫn tồn tại một yếu tố đó là chi phí quản lý. Trong trường hợp này họ có thể đưa yếu tố chi phí vào quan điểm quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

Kể cả đối với các doanh nghiệp cơ bản, họ không nhất thiết phải tuân thủ theo các bước của quy trình BSC, có nhiều doanh nghiệp đặt mốc số 1 cho thẻ khách hàng, mốc số 2 cho tài chính, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp thực hiện ngược lại.

Cho nên, doanh nghiệp không cần cứng nhắc dập khuân tuần tự theo các bước như ở trên. Có thể linh hoạt điều chỉnh các thẻ điểm làm sao cho phù hợp nhất với quy trình và mô hình kinh doanh của mình.

Bảo Quân

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *