Trong cả trăm những câu chuyện “cổ tích” có thật về quá trình khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon không thể không kể đến Instagram – Ứng dụng chia sẻ ảnh số một thế giới hiện nay.
Cùng điểm qua một vài thống kê hết sức thuyết phục trong quá trình chinh phục thế giới ảnh của Instagram.
- Instagram là ứng dụng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, video lớn nhất thế giới hiện nay, được phát triển bởi Kevin Systrom.
- Ứng dụng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và video chỉ mất tám tuần để các kỹ sư phần mềm phát triển trước khi nó được tung ra trên hệ điều hành di động của Apple vào tháng 10 năm 2010.
- Ngay trong ngày đầu được ra mắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2010. Instagram đã thu hút được 25.000 người dùng ngay lập tức.
- Thủa sơ khai, Instagram chỉ là một ứng dụng web có tên Burbn.
- Instagram hiện có hơn 1 tỷ người dùng hàng ngày.
- Ngay trước đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Instagram vào năm 2012, Facebook đã mua lại công ty với giá 1 tỷ USD bao gồm tiền mặt và cổ phiếu, có nghĩa là chỉ trong vòng hai năm phát triển ứng dụng này đã bản được với giá trị lên tới hơn 1 tỷ usd (thực tế từ lúc hình thành cho đến khi bán lại chỉ sảy ra trong 18 tháng ngắn ngủi).
Nhưng đừng nhìn vào con số và các mốc thời gian mà cho rằng, đi được đến thành công như hiện nay Instagram chỉ nhờ vào những quả “ăn may”.
Cũng như các doanh nhân khởi nghiệp khác, đội ngũ đồng sáng lập của công ty cũng phải trải qua nhiều khúc quanh với những lần thất bại tưởng chừng không vượt qua nổi.
Con đường phát triển của Instagram.
Năm 2009, chàng trai Kevin Systrom lúc này bước sang tuổi 27 và vừa tốt nghiệp Đại học Stanford.
Ngay khi rời ghế nhà trường, Kevin Systrom đầu quân cho Nextstop – một công ty khởi nghiệp về nghành du lịch.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Systrom đi làm, cũng như các sinh viên khác học đại học tại Hoa kỳ, Systrom trước đây đã làm việc tại Google với tư cách là cộng tác viên phát triển công ty sau đó là thực tập tại Odeo (TWTR) – công ty sau này phát triển thành Twitter.
Cần nói thêm, Systrom không được đào tạo chuyên môn chính quy về lập trình máy tính và ứng dụng, nhưng nhờ khả năng nhanh nhẹn cũng như niềm đam mê Systrom đã tự học code vào các buổi tối trong suất quãng thời gian làm việc tại Nextstop.
Bản mẫu của ứng dụng Instagram được phát triển trong thời gian này và nó có tên ban đầu là Burbn. Nó được tạo ra bởi cảm hứng và sở thích của Systrom với rượu Whisky Bourbons.
Ban đầu, Burbn là một ứng dụng cho phép người dùng đang ký, đăng kế hoạch và chia sẻ ảnh. Dự án này ban đầu không có nhiều sự nổi bật vì trong quãng thời gian này các ứng dụng địa điểm, chia sẻ dữ liệu tương tự cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ.
Nhận được vốn đầu tư mạo hiểm.
Bước ngoặt giúp Instagram “đổi đời” đến vào vào tháng 3 năm 2010 khi Systrom tham dự một bữa tiệc dành cho Hunch – một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thung lũng Silicon.
Trong bữa tiệc, Systrom đã gặp hai nhà đầu tư của hai quỹ đầu tư mạo hiểm là Baseline Ventures và Andreessen Horowitz. Ngay sau khi trình bày về ý tưởng của mình và cho xem phiên bản thử nghiệm của ứng dụng, họ đã đặc biệt quan tâm tới Burbn.
Nhận thấy tiềm năng, gần như ngay lập tức một cuộc hẹn đã được diễn ra. Một quyết định nhanh chóng được Systrom đưa ra, nghỉ làm việc tại Nextstop và quyết định dành toàn thời gian vào phát triển ứng dụng Burbn.
Hai tuần sau, 500.000 usd tiền vốn từ hai nhà đầu tư bắt đầu được rót về cho dự án này. Với khoản tiền đầu tư này, Systrom đã bắt đầu tìm kiếm và xây dựng một đội ngũ cộng sự cho dự án của mình.
Người đầu tiên được Systrom mời tham gia đó là Mike Krieger (khi đó mới 25 tuổi) cũng là một sinh viên tại đai học Stanford. Và hai người từng quen biết nhau trước đó. Krieger trước đây đã từng làm việc với tư cách là một kỹ sư và nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại nền tảng truyền thông xã hội Meebo
Phôi thai hình thành Instagram
Bắt tay vào việc, Systrom và Krieger nghiêm túc ngồi lại đánh giá lại toàn bộ chiến lược cũng như định hình một con đường phát triển cho Burbn.
Nhận thấy rằng, xu hướng trong thập nhiên sắp tới đó là các thiết bị di động thông minh và đó sẽ là một cuộc cách mạng trong việc chia sẻ dữ liêu người dùng thông qua hình ảnh và video sử dụng trực tiếp từ điên thoại di động.
Systrom và Krieger đánh giá kỹ lưỡng lại ứng dụng của mình, so sánh với các ứng dụng tương tự tại thời điểm đó như Hipstamatic và nhận thấy rằng…
Các ứng dụng chia sẻ ảnh, video hiện tại đang được nhiều người quan tâm, với bộ lọc tốt hơn và khả năng tạo ra những bức ảnh selfie đẹp mắt, nhưng nó thiếu tính đồng bộ với các chức năng chia sẻ lên các trang mạng xã hội (ví dụ như với Facebook).
Nhận ra lợi thế nếu như tạo ra một ứng dụng giúp người dùng có thể đăng tải, chia sẻ những bức ảnh tự chụp lên các trang cá nhân của họ trên mạng xã hội thì hiệu ứng sẽ tốt hơn rất nhiều. Và Instagram ra đời từ đây.
Cái tên Instagram được ghép nối từ hai cụm từ ngay lập tức và điện tín ( instant và telegram).
Instagram tập trung vào cải thiện chất lượng hình ảnh với các bộ lọc và cách chia sẻ những bức ảnh đó lên mạng xã hội. Mọi thao tác đươc thực hiện một cách tối giản và nhanh nhất.
Sau tám tuần tinh chỉnh lại mọi thứ, phiên bản Beta được đưa cho người tân và bạn bè thử nghiệm để đánh giá hiệu suất và các tính năng cơ bản.
Sau khi nhận được những lời góp ý, họ đã tinh chỉnh lại mọi thứ và bắt đầu đưa nó ra cộng đồng.
Instagram dành cho IOS.
Ứng dụng Instagram được ra mắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2010 và đã thu hút được 25.000 người dùng trong một ngày.
Vào cuối tuần đầu tiên ra mắt, Instagram đã được tải xuống 100.000 lần và đến giữa tháng 12, số lượng người dùng đã đạt một triệu.
Nhưng tại sao nó lại được ra mắt đầu tiên trên IOS, có một sự trùng hợp ngẫu nhiên đó là tại thời điểm phát hành, chiếc iPhone 4 của Apple cũng vừa ra mắt cách đó vài tháng (Apple ra mắt iPhone 4 vào tháng 6 năm 2010).
Và trên chiếc iPhone 4, công nghệ Camera đã được Apple cải tiến đáng kể cho phép người dùng có thể tạo ra những bức ảnh chân dung đẹp mắt hơn với những bộ lọc tiên tiến.
Gọi vốn từ vòng Series A.
Sớm nhận thấy tiềm năng của ứng dụng chia sẻ ảnh, ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn đồng hành cùng Instagram.
Tháng 2 năm 2011, qua vòng gọi vốn Series A, Instagram đã nhận được khoản đầu tư lên tới 7 triệu usd. Một trong các nhà đầu tư góp mặt đó là Benchmark Capital. Lúc này Instagram đã được định giá lên tới 25 triệu usd.
Ngoài các nhà đầu tư tổ chức, công ty còn thu hút sự chú ý của các công ty hàng đầu khác trong ngành công nghệ truyền thông xã hội, bao gồm Twitter và Facebook.
Nhưng thay vì sử dụng khoản tiền đầu tư khổng lồ trên để mở rộng nguồn nhân lực, công ty lại có một quyết định ngược lại với những công ty công nghệ còn lại, họ giữ bộ máy “tinh gọn” nhất có thể với lượng nhân viên chỉ vài chục người.
Thời gian sau, Twitter ngỏ ý mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh của Systrom (Jack Dorsey – đồng sáng lập Twitter và Systrom có biết nhau từ ngày học đại học) nhưng bị từ chối.
Có tin đồn cho rằng, khi bị từ chối Twitter thậm chí còn đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn đó là bỏ ra 500 triệu usd chỉ để mua lại cổ phiếu của Systrom.
Và bán lại Instagram cho Facebook.
Tính đến tháng 3 năm 2012, chỉ sau 18 tháng hoạt động dữ liệu người dùng của Instagram đã đạt mốc khổng lồ với khoảng 27 triệu thành viên.
Liên quan: Cách ngăn người khác đọc trộm tin nhắn Facebook trên iPhone.
Tháng 4 năm 2012, phiên bản Instagram cho Android chính thức được phát hành. Ngay khi vừa tung lên, đã có thêm một triệu lượt tải về ứng dụng chỉ trong một ngày.
Vào thời điểm này, Instagram cũng chuẩn bị vòng gọi vốn Series B với mức định giá lên tới 500 triệu usd.
Phải kể thêm rằng, rất nhiều các công ty công nghệ khác cũng “nhòm ngó” Instagram trong đó bao gồm cả Google và Facebook.
Nhưng có lẽ Facebook có mối quan hệ tốt hơn bởi trước đó Zuckerberg đã quen biết Systrom tại các sự kiện thường niên được tổ chức tại đại học Stanford.
Nhanh chân hơn, Zuckerberg đã thường xuyên liên hệ với Systrom trong suất quá trình khởi nghiệp từ lúc Instagram bắt đầu có chút tiếng tăm.
Chính từ những lần quan hệ “sân sau” này, tháng 4 năm 2012, Facebook đã đưa ra lời đề nghị mua lại Instagram với giá khoảng 1 tỷ usd bao gồm cả tiền mặt lẫn cổ phiếu nhưng với một điều kiện hết sức quan trọng đó là Systrom vẫn được quản lý công ty.
Và ngay trước thềm IPO, Facebook đã tung tiền ra chiếm trọn Instagram với mức giá trên. Bắt đầu một hành trình mới cho ứng dụng này.
Trở thành ứng dụng của Facebook và những thay đổi đáng kể.
Sau khi Facebook nắm giữ quyền sử dụng Instagram, bằng nguồn lực hiện có họ bắt đầu công cuộc cải tạo ứng dụng.
Bắt đầu bằng việc cho ra mắt giao diện mới vào tháng 11 năm 2012. Đến tháng 6 năm 2014, công ty đã giới thiệu một ứng dụng cho thiết bị Amazon Fire, và vào năm 2016, nó đã tương thích với máy tính bảng và hệ điều hành Microsoft Windows.
Tranh cãi về điều khoản dịch vụ.
Vào tháng 12 năm 2012, Instagram đã cập nhật một điều khoản dịch vụ mới khiến cộng đồng người dùng “dậy sóng”
Cụ thể, với điều khoản mới này người dùng phải đồng ý cho phép Instagram có thể sử dụng lại ảnh của họ được đăng tải trên trang cá nhân và có thể bán cho bên thứ ba mà không cần phải thông báo và loại trừ các điều khoản bồi thường.
Rất nhanh chóng, điều khoản này vấp phải sự phản đổi gay gắt của thành viên, họ cho rằng Facebook đang sử dụng dữ liệu cá nhân của họ như một công cụ kiếm lời, và để phản đối họ dọa kiện chúng lên toàn án liên bang, thậm chí làn sóng kêu gọi xóa tài khoản bắt đầu diễn ra.
Cuối cùng, Facebook bắt buộc phải điều chỉnh và rút lại các điều khoản đã ban hành trước đó.
Thêm các tính năng mới cho Instagram.
Cũng giống như con đường phát triển của Facebook, Instagram bắt đầu được cập nhật các tính năng mới và mục đích “tối thượng” là tạo sự hữu dụng cho người dùng.
Tuy nhiên giữa tất cả những tính năng bổ trợ khác thì tính năng cốt lõi vẫn là tải lên các bức ảnh hoặc video và có thể chỉnh sửa với các hiệu ứng bổ xung sau đó chia sẻ nó nó với bạn bè, người thân.
Người dùng có thể tải dữ liệu lên, sau đó tiến hành chỉnh sửa cho đẹp mắt hơn phù hợp với sở thích thông qua các bộ lọc. Sắp xếp chúng với các thẻ tên và cập nhật vị trí.
Họ có thể cập nhật các trạng thái và dữ liệu ở chế độ công khai hoặc riêng tư, nếu nó ở chế độ công khai thì mọi dữ liệu bao gồm cả hồ sơ cá nhân cũng có thể được xem bởi người dùng khác.
Người dùng Instagram có thể duyệt ảnh và video của người dùng khác bằng cách tìm kiếm thẻ bắt đầu bằng # và vị trí.
Họ cũng có thể cuộn qua tổng hợp nội dung thịnh hành và tương tác với ảnh và video của người dùng khác bằng cách nhấp vào các nút cho phép họ “thích” bài đăng hoặc thêm nhận xét văn bản vào bài đăng.
Khi một người dùng “theo dõi” một người dùng khác, có nghĩa là họ đang thêm ảnh và video của người dùng đó vào nguồn cấp dữ liệu của họ.
Cái kết hoàn hảo cho một ứng dụng chia sẻ ảnh.
Kể từ khi được Facebook mua lại, Instagram gần như được tập trung vào thuật toán để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Không có nhiều sự thay đổi cốt lõi về mục đích hình thành và phát triển.
Tính đến 2018, Instagram là ứng dụng được tải nhiều thứ hai trên Apple Store, xếp sau ứng dụng Youtube của Google.
Thống kê cho thấy, năm 2019 Instagram đạt khoảng 1 tỷ dữ liệu thành viên. Mặc dù mua lại Instagram với giá khổng lồ, tuy nhiên đây lại được coi là “con gà đẻ trúng vàng” cho Facebook. Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer dự đoán rằng Instagram sẽ đạt 117,2 triệu người hàng tháng dùng vào năm 2021.
Bảo Quân.