Hầu hết các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý đã nghe nói về tiếp thị hỗn hợp ( Marketing Mix) hoặc 4P của tiếp thị .Đây là một mô hình Marketing giúp bạn xác định các tùy chọn tiếp thị của mình về giá cả, sản phẩm, khuyến mại và địa điểm để sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Marketing Mix hay 4P trong Marketing là gì ?
Marketing Mix hay còn gọi Marketing hỗn hợp, thuật ngữ này được đặt ra bởi E. Jerome McCarthy vào những năm 1960. Marketing mix là tập hợp các chiến thuật mà một doanh nghiệp sử dụng để quảng bá và bán sản phẩm của mình trên thị trường. Những chiến thuật này bao gồm từ việc phát triển sản phẩm, quyết định giá và nơi bán sản phẩm, đến quyết định chiến lược truyền thông và quảng cáo.
Bài viết liên quan : Coca-Cola và chiến dịch tiếp thị đại thành công mang tên “Share A Coke”
Các chiến thuật Marketing Mix được chia thành 4P.
1.Sản phẩm hoặc dịch vụ (Product).
Sản phẩm là hàng hóa hữu hình hoặc dịch vụ vô hình đáp ứng những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Cần chắc chắn là sản phẩm / dịch vụ mình cung cấp đáp ứng chính xác nhu cầu của thị trường. Vì vậy, trong quá trình phát triển sản phẩm thường xuyên thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, có thể mỗi hoạt động gắn liền với từng giai đoạn cụ thể trong vòng đời của một sản phẩm.
Mỗi sản phẩm có một vòng đời xác định. Một vòng đời của sản phẩm tạo thành các giai đoạn khác nhau mà một sản phẩm phải trải qua từ khi nó được nghĩ đến lần đầu tiên cho đến khi nó bị loại khỏi thị trường.
Tất cả các sản phẩm đều tuân theo một vòng đời xác định.Một vòng đời sản phẩm gồm những giai đoạn khác nhau bắt đầu từ khi nó được nghĩ đến lần đầu tiên cho đến thời điểm nó bị loại bỏ. Các nhà tiếp thị cần hiểu rõ và lập kế hoạch cụ thể cho nhưng giai đoạn khác nhau này.
Nắm rõ những lợi ích mà sản phẩm / dịch vụ mang lại cũng như các tính năng của sản phẩm. Qua đó xác định được những đối tượng khách hàng tiềm năng cho sản phẩm .
Sau tất cả, mỗi nhà tiếp thị cần phải tự hỏi chính mình: Làm thế nào để mình có thể cung cấp sản phẩm tới thị trường tốt hơn so với những đối thủ cạnh tranh còn lại?
2. Giá cả ( Price).
Định giá sản phẩm/ dịch vụ là một khái niệm đơn giản dễ hiểu nhưng lại có ý nghĩa tâm lý sâu sắc mà các doanh nghiệp cần nắm lấy. Giá cả là giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho hàng hóa / dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Định giá sản phẩm thường là một vấn đề khó với nhiều doanh nghiệp. Giá bán quá cao sẽ khiến khách hàng bỏ qua những lợi ích mà sản phẩm của bạn đem lại . Giá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của bạn. Hiểu được đối tượng mục tiêu của bạn và những gì họ đánh giá sẽ hữu ích trong việc thiết lập chiến lược giá tốt nhất để thực hiện.
Một số chiến lược định giá mà các doanh nghiệp sử dụng. Một số mô hình là: gói, đăng ký, cạnh tranh, tiết kiệm, chiết khấu và định giá tâm lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm:
- Dịch vụ và giá cả cạnh tranh
- Thị phần
- Thương hiệu và chất lượng sản phẩm
- Nguyên vật liệu hoặc chi phí đầu vào
- Giá trị sản phẩm cảm nhận của khách hàng và giá cả hợp lý.
Giá cả chính là khía cạnh vô cùng quan trọng trong Marketing Mix. Điều chỉnh giá bán sẽ tạo nên những tác động lớn lên chiến lược marketing của doanh nghiệp, cũng như đến đường cung / cầu cho sản phẩm trên thị trường.
3. Địa điểm phân phối sản phẩm (Place)
Một sản phẩm chỉ đem lại giá trị khi nó đươc phân phối để tiếp cận đến khách hàng. Doanh nghiệp nên rõ ràng về thị trường mục tiêu của họ và làm thế nào để đạt được sự phân phối tốt nhất.
Các nhà kinh doanh có thể chọn lựa phân phối theo cách truyền thống như bán hàng trực tiếp đến cho khách hàng hoặc qua trung gian.
- Bạn sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp: Trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến tay người dùng, nắm bắt được tâm lý của khách hàng đối với sản phẩm cũng như giá cả. Cố gắng quyết định nơi đặt doanh nghiệp của bạn và làm thế nào để nó ổn định ngay khi bạn đến đó? Đảm bảo địa điểm bạn chọn có thuận tiện để khách hàng tiềm năng ghé qua mua hàng.
- Hình thức bán hàng thông qua trung gian_ nhà bán buôn hoặc người bán lại: Lợi thế khi làm việc với nhà bán buôn là họ có xu hướng có mạng lưới phân phối rộng hơn và cơ sở khách hàng lớn hơn. Tuy nhiên bạn sẽ đánh mất một số kết nối khách hàng so với bán hàng trực tiếp.
Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh, việc xem xét các phương thức phân phối mới, hoặc cố gắng bán sản phẩm của mình ra nước ngoài có thể sẽ hữu ích với bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý những vấn đề sau :
- Người mua tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ở đâu?
- Làm thế nào bạn có thể tiếp cận các kênh phân phối phù hợp?
- Bạn có thể quảng bá sản phẩm của mình bằng cách dự hội chợ thương mại? Hoặc gửi trực tuyến? Hay gửi mẫu cho các công ty in catalogue?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn làm gì và làm thế nào bạn có thể có một kinh phân phối mạnh ?
Ngày nay, sự phát triển của kỹ thuật số giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua thông các kênh mua sắm trực tuyến, trang web quảng cáo, google, email, facebook…
Làm cho sản phẩm của bạn có thể tiếp cận với người dùng tại thời điểm và địa điểm thuận tiện nhất cho họ sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh. Bạn cần chắc chắn rằng bạn đang đặt sản phẩm phù hợp vào đúng vị trí không?
4. Khuyến mãi (Promotion).
Truyền thông – tiếp thị – quảng bá là những cụm từ bạn hay được nhắc tới. Tuy nhiên với sư phát triển và thay đổi không ngừng của thị trường, công nghệ. Những phương pháp truyền thống và hiện đại cần được kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý.
Promotion bao gồm những thành tố nhỏ cấu thành như: Tổ chức bán hàng _ Quan hệ công chúng _Quảng cáo_ Tiếp thị.
- Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là phương thức truyền thông không trả phí, bao gồm các hoạt động như họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện,…
- Quảng cáo bao gồm tất cả các chiến thuật truyền thông mà bạn có thể sử dụng để quảng bá như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo in và trên Internet thông thường đều phải trả phí. Trong giai đoạn quảng cáo, cần cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm, tính năng, công dụng, sự ưu việt và lợi ích mà nó sẽ mang lại cho người tiêu dùng.
Để có một chiến lược quảng cáo sản phẩm đến với thị trường cần tính toán những yếu tố như ngân sách, thông điệp truyền thông, đối tượng khách hàng mục tiêu để xác định chiến lược truyền thông thực sự phù hợp.
Rất nhiều người, thậm chí là những người đang làm marketing đôi khi có suy nghĩ, marketing chỉ gói gọn trong chữ P cuồi: Promotion. Họ chăm chăm làm khuyến mãi, tổ chức event, roadshow, họp báo linh đình. Mà quên mất Marketing còn rất nhiều khía cạnh mà chúng ta cần quan tâm. Bài viết trên tóm lược lại những kiến thức cơ bản và ngắn gọn nhất về Marketing Mix và các chiến lược quan trọng liên quan đến nó.
Phạm Trang