Gọi vốn kinh doanh – 9 vấn đề mấu chốt mà nhà đầu tư thiên thần thường hỏi bạn.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương19/10/2020
1179

Trước vòng gọi vốn kinh doanh, hãy tập trung vào những vấn đề chính thường các nhà đầu tư sẽ hỏi bạn nhằm làm rõ những vấn đề họ muốn bạn “khai báo”.

goi-von-kinh-doanh-9-van-de-mau-chot-nha-dau-tu-thien-than-thuong-hoi-ban
Ảnh minh họa

Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, điểm mấu chốt của một quá trình khởi nghiệp thành công đó là bạn cần có một chiến lược kinh doanh tốt, mô hình kinh doanh có thể mang lại tỷ lệ thành công cao, đội ngũ đồng sáng lập có tầm nhìn, kinh nghiệm và tâm huyết.

Không nhất thiết phải có những ý tưởng độc đáo, đừng cố “phát minh lại cái bánh xe”. Hãy tập trung vào một thị trường nhất định và cung cấp cho nó những giải pháp, sản phẩm cụ thể với chiến lược kinh doanh thông minh.

Liên quan: 6 điều bạn cần biết trước khi khởi nghiệp kinh doanh.

Thường thì các nhà đầu tư thiên thần sẽ có những câu hỏi xoay quanh các vấn đề chính: Công ty đang làm gì, điểm nổi bật và khác biệt giữa công ty bạn so với các công ty đối thủ, sản phẩm/dịch vụ giải quyết vấn đề gì cho người dùng, thị trường lớn đến mức nào, bạn có bao nhiêu % cơ hội chiếm được bao nhiêu % thị phần…

Thị trường phân phối.

Các nhà đầu tư thiên thần mong muốn đầu tư vào những thị trường lớn. Chỉ có vậy họ mới có thể thu lại những khoản đầu tư đầy rủi ro trước đó một cách nhanh và nhiều nhất.

goi-von-kinh-doanh-9-van-de-mau-chot-nha-dau-tu-thien-than-thuong-hoi-ban-1

Khi kêu gọi đầu tư, doanh nghiệp phải thể hiện được cái nhìn rõ nét, toàn cảnh về thị trường và phân khúc khách hàng sẽ nhắm tới. Quy mô nó ra sao và trong tương lai nó sẽ phát triển như thế nào.

  • Thị trường thực tế mà công ty nhắm tới như thế nào?
  • Doanh nghiệp dự định chiếm được bao nhiêu thị phần trong phân khúc thị trường đó?
  • Tại sao công ty bạn lại có tiềm năng?

Người sáng lập và các nhà đồng sáng lập.

Đối với hầu hết các nhà đầu tư, đội ngũ sáng lập và quản lý điều hành là rất quan trọng. Đây chính là đội ngũ có tầm nhìn và có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi tới thành công hay không.

Chính vì vậy, đôi khi việc ra quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc một phần vào việc nhìn vào đội ngũ Founder. Họ sẽ xem xét các yếu tố chính:

  • Đội ngũ sáng lập và thành viên chủ chốt như thế nào, có kinh nghiệm và nhiệt huyết hay không?
  • Tại sao nhóm lại có khả năng là đội ngũ duy nhất dẫn dắt doanh nghiệp thành công mà không phải là một đội nhóm khác.
  • Sự cam kết và tầm nhìn chiến lược của đội ngũ.
  • Đội ngũ sẽ sự định mở rộng thị trường như thế nào trong quỹ thời gian dự định sắp tới?

Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Đừng cố gắng phát minh ra một cái bánh xe hình vuông, vì bánh xe hình tròn là khả thi nhất. Và cũng đừng nghĩ rằng chỉ có mình mới đang toan tính việc này.

Thực tế là nhiều các nhà sáng lập khi đi gọi vốn thường cho rằng”ý tưởng của doanh nghiệp mình là duy nhất, khả thi thi nhất cho các nhà đầu tư”.

Nhưng thực tế là các công ty đối thủ cũng có thể đã triển khai mô hình dịch vụ hoặc sản phẩm đó trên thị trường mà có thể bạn chưa thực sự biết. Cho nên,các vấn đề được nhà đầu tư quan tâm lớn nhất là:

  • Tại sao người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty?
  • Các gói dịch vụ, sản phẩm chính là gì?
  • Nó giải quyết vấn đề gì của khách hàng trong hiện tại và tương lai.
  • Các tinh năng khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ có sẵn trên thị trường.
  • Bạn đã bán được những gì từ những phiên bản đầu tiên.
  • Có các tính năng bổ xung hay không?
  • Khách hàng nói gì về sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh họ đang làm gì?

Đừng nói với nhà đầu tư rằng “sản phẩm là duy nhất trên thị trường, chúng tôi không có đối thủ”. Bạn sẽ không nhận được bất cứ đồng xu cắc bạc nào đâu.

Các nhà đầu tư sẽ rất quan tâm tới đối thủ của bạn với các đầu mục như sau:

  • Đối thủ của bạn là ai.
  • Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?
  • Đối thủ có lợi thế gì, họ có thể đang làm gì tốt hơn bạn?
  • Bạn có chiến thuật gì để cạnh tranh với họ ví dụ: giá cả, tính năng sản phẩm, phân khúc thị trường…

Chiến lược tiếp thị.

Nới gì thì nói, cho dù sản phẩm của doanh nghiệp bạn thực sự tốt, thực sự hữu dụng với người dùng thì nếu không chọn lựa một giải pháp Marketing đúng thì nó mãi nằm ở trong kho.

  • Bạn có chiến lược tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của mình như thế nào?
  • Chi phí để có được một khách hàng là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu %?
  • Chi phí để mua lại của khách hàng tiềm năng như thế nào?
  • Chu kỳ, thời gian sử dụng lại sản phẩm.
  • Các kênh phân phối chủ đạo ra sao?

Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chưa, đạt những thành tựu ra sao.

Ý tưởng còn nằm trên giấy hay đã đi vào quá trình bán hàng thực tế, chúng hoạt động ra sao, đã có lợi nhuận và khách hàng chưa.

Thường thì các doanh nghiệp có ý tưởng tốt và quá trình hoạt động thực tế sẽ có cái nhìn thiện cảm với các nhà đầu tư.

  • Doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu gì (doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập website, lượt tải xuống của APP…)
  • Công ty sẽ làm gì để tăng tốc kinh doanh nếu nhận được tiền đầu tư?

Quản trị rủi ro.

Vấn đề rủi ro trong kinh doanh cũng được các nhà đầu tư hỏi rất kỹ lưỡng, họ không “ném tiềm qua cửa sổ” cho những dự án không biết tiềm ẩn rủi ro là gì và có phương án xử lý nó.

  • Rủi ro đối với thị trường là gì?
  • Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn gì, thu hồi được những gì?
  • Kế hoạch quản trị, giảm thiểu rủi ro tính toán ra sao?
  • Có rủi ro trong pháp lý hay không?
  • Có rủi ro nào đến từ sản phẩm dịch vụ hay không?

Sở hữu trí tuệ.

Đối với nhiều công ty như các công ty công nghệ… tài sản lớn nhất đó là các văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hãy trung thực các vấn đề sau:

  • Công ty đã có văn bằng bảo hộ hay chưa?
  • Đã đăng ký những gì?
  • Ai là người đứng tên trong các văn bằng đó hay nó thuộc sở hữu công ty?
  • Nếu người sáng lập đang nắm giữ nó, họ có sẵn sàng chia sẻ.

Tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

Bằng cách nhìn tổng thể các báo cáo tài chính từ lúc xây dựng cho đến khi sản phẩm,dịch vụ xâm nhập thị trường các nhà đầu tư sẽ có những phép đo về tính hiệu quả của việc sử dụng dòng tiền trong doanh nghiệp.

Họ thực sự nhanh nhạy và tinh ý trong vấn đề này, bất kể nhà đầu tư nào cũng sẽ tính toán tình hình hình tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại, sau đó kết hợp với chiến lược tiếp thị kinh doanh để “ước lượng” khả năng “đốt tiền” trong tương lai.

  • Dự kiến doanh thu, thị phần…vv trong hai/ba năm tới của công ty như thế nào?
  • Bạn đã chi bao nhiêu tiền trong thời gian vừa qua và mang lại sự hiệu quả/doanh thu thế nào?
  • Các giả định bạn sử dụng làm cơ sở dự báo cho dòng tiền trong tương lai?
  • Công ty đã huy động được bao nhiêu vốn, vốn chủ sở hữu hay đi vay?
  • Tỷ lệ góp vốn ra sao?
  • Các chỉ số tài chính mà doanh nghiệp đang tập trung?
  • Dự kiến mức tiêu tốn cho đến khi doanh nghiệp có lãi?

Vậy đấy, để có thể gọi được vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư thiên thần ngoài việc có được một sản phẩm tốt với phân khúc thị trường tiềm năng nó còn đòi hỏi đội ngũ đồng sáng lập có khả năng tư duy tốt, với những định hướng rõ ràng gây thiện cảm với nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư thường sẽ xoay bạn giữa cả tá những câu hỏi liên quan trước khi thấy được tiềm năng của kế hoạch và rót cho doanh nghiệp những đồng vốn đầu tiên.

Bảo Quân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *