Giá bán lẻ đề xuất là gì? Những lợi thế khi tạo giá bán lẻ đề xuất.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương25/10/2020
9086

Mục đích tiềm ẩn phía sau của giá bán lẻ đề xuất chính là việc tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong việc phân phối sản phẩm giữa các nhà bán lẻ trong hệ thống phân phối. Nhưng liệu chính sách bán hàng này có mang lại nhiều hiệu quả như mong đợi.

gia-ban-le-de-xuat-la-gi-nhung-loi-the-khi-tao-gia-ban-le-de-xuat
Ảnh minh họa

Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc định giá bán có thể là một con dao hai lưỡi khiến doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh. Nhưng nó cũng có thể khiến doanh nghiệp phải trả cái giá rất đắt.

Việc định giá bán dựa trên giá bán lẻ đề xuất từ nhà cung cấp có thể mang lại nhiều hạn chế, nhưng nếu sử dụng một cách linh hoạt doanh nghiệp vẫn có thể đạt được những khoản lợi nhuận tốt.

Giá bán lẻ đề xuất là gì?

Giá bán lẻ đề xuất của nhà nhà sản xuất hay còn gọi là MSRP (Manufacturer’s Suggested Retail Price) là giá bán cuối cùng mà các công ty sản xuất đề xuất bán cho người tiêu dùng trên toàn bộ hệ thống bán lẻ của mình. Nó còn được gọi với thuật ngữ “giá niêm yết”.

Liên quan: Chiến lược định giá bán lẻ dựa vào tâm lý mua sắm, biết sớm doanh nghiệp sẽ tăng doanh số thần tốc.

Đây là một hình thức xây dựng giá không mới, bắt gặp trên rất nhiều các sản phẩm với lĩnh vực khác nhau từ hàng tiêu dùng cho đến các sản phẩm công nghệ, gói dịch vụ…

Mục đích chính trong việc xây dựng giá bán lẻ đề xuất phải kể đến bao gồm việc tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong chuỗi cung ứng, ngoài ra có thể liệt kê thêm như việc tạo ra mức lợi nhuận đảm bảo cho hệ thống bán hàng.

Thường thì các nhà máy sản xuất và các nhãn hàng thương hiệu hay sử dụng mô hình giá bán lẻ đề xuất để niêm yết giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.

Các tên gọi liên quan cho MSRP.

Có nhiều cách gọi khác nhau liên quan tới giá bán lẻ đề xuất MSRP. Ở Việt Nam thường thấy xuất hiện các thuật ngữ như:

  • Giá bán lẻ của nhà máy.
  • Giá bán niêm yết
  • Giá bán lẻ niêm yết

Ngoài ra theo quy chuẩn nó còn có thể gọi là giá bán lẻ đề xuất – RRP (SRP).

Dựa vào đâu để cân đối giá bán lẻ đề xuất?

Thường thì các nhà sản xuất sẽ căn cứ vào chi phí sản xuất, mức giá bán từ các sản phẩm tương tự trên thị trường, sau đó nghiên cứu giá vốn, phân tích lợi thế cạnh tranh, rủi ro hàng hóa, phần trăm hoa hồng đảm bảo cho người bán, tỷ suất lợi nhuận… và đưa ra giá niêm yết.

Tất nhiên, trong giá bán niêm yết bao giờ cũng để ra một khoảng biên độ lợi nhuận nhất định cho các chiến dịch Marketing đầy tốn kém.

Thực tế là, giá niêm yết và giá bán cuối cùng không hề giống nhau. Điển hình thường thấy đó là với các hệ thống bán ô tô và xe máy.

Giá đề xuất từ nhà sản xuất sẽ có sự khác biệt so với giá bán thực tế, bởi từ khi mua cho đến lúc có thể hoạt động trên đường nó còn các phụ phí “không tên” khác đi kèm.

Giá niêm yết có thể cao hơn (hoặc thấp hơn) giá bán thực tế  tùy thuộc vào từng nhà bán lẻ với chính sách bán hàng riêng, và tất cả mọi sản phẩm đều có thể xây dựng giá niêm yết.

Điển hình như trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm bạn cũng bắt gặp giá bán đề xuất trên các nhãn hàng dầu gội đầu.

Nhưng trong mỗi chiến dịch Marketing nhà sản xuất cũng có thể bổ xung các chương trình khuyến mãi khiến giá bán dường như rẻ hơn vè người tiêu dùng cảm thấy có lợi hơn khi mua hàng.

Mục đích chính của việc xây dựng giá bán lẻ niêm yết.

Thường thì người tiêu dùng sẽ nhận thấy giá bán niêm yết trên các nhãn hàng thương hiệu độc quyền như đã sơ lược phía trên, mục đích chính của việc xây dựng giá bán niêm yết có thể kể đến như sau:

  • Xây dựng một quy chuẩn bán hàng xuyên suốt từ nhà sản xuất cho tới khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
  • Giữ vững biên độ lợi nhuận đảm bảo cho người bán và nhà máy sản xuất.
  • Giữ được sân chơi chung cho toàn bộ hệ thống bán lẻ, đảm bảo lợi ích giữa các nhà phân phối.
  • Không phải đi giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi thế cạnh tranh giá trong hệ thống

Nhìn chung, tùy thuộc vào từng nhãn hiệu và chiến lược phát triển, nếu doanh nghiệp đang nắm trong tay lợi thế về một nhãn hiệu độc quyền, được bảo hộ hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một chiến lược định giá bán lẻ đề xuất để tăng lợi thế cho các nhà phân phối, giữ vững vị thế trên thị trường.

Bảo Quân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *