Bảo vệ nội dung với DMCA, hướng dẫn đầy đủ 2021

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương11/04/2021
4466

Bảo vệ nội dung với DMCA là một cách chống sao chép, gian lận và đánh cắp bản quyền dữ liệu trên internet. Nhưng nó có thực sự có tác dụng hay không, việc chống vi phạm bản quyền có thể được thực thi ở Việt Nam hay không? Hãy cùng Biznow bàn thảo chủ đề này.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca

Nếu bạn là một Marketer hẳn bạn chẳng xa lạ gì vấn đề vi phạm bản quyền nội dung. Thời buổi “một mét vuông cả ngàn kẻ ăn trộm”, dữ liệu vừa công khai là ngay lập tức đã có kẻ sao chép và sử dụng như của chính nội dung mình sáng tạo ra.

Vì lẽ đó nên vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung luôn là mối quan tâm rất lớn của tất cả những ai đang thực hiện các công việc liên quan tới tiếp thị trực tuyến.

Một trong những công cụ được người dùng “kháo nhau” sử dụng rộng rãi đó chính là DMCA, vậy DMCA là gì? Nó có thực sự bảo vệ được bản quyền nội dung của bạn tránh khỏi những kẻ đạo văn đang xuất hiện ngày một nhiều.

DMCA là gì?

DMCA (viết tắt của cụm từ Digital Millennium Copyright Act) hay còn được gọi là” Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số”. Nói một cách ngắn gọn đây là một công cụ có thể giúp bạn bảo vệ nội dung bản quyền kỹ thuật số trên môi trường internet.

Lịch sử hình thành của DMCA.

Thời điểm cuối những năm 1990, việc chia sẻ tệp dữ liệu và các công nghệ kỹ thuật số bắt đầu nở rộ trên internet, nó đã tạo ra một vấn đề khá nghiêm trọng đó là việc người dùng có thể truy cập tất cả các loại tài liệu và chia sẻ chúng cho dù nó có bản quyền.

Để ứng phó với việc này, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (Recording Industry Association of America -RIAA) đã nghĩ tới việc vận động các nhà lập pháp tạo ra một quy trình chính thức mà theo đó chủ sở hữu bản quyền có thể khẳng định quyền của họ đối với các phương tiện được đăng tải lên các trang web của bên thứ ba và xóa tài liệu có bản quyền ngay lập tức.

Kết quả là một tổ chức có tên DMCA ra đời, mục đích chính của DMCA là ngăn chặn việc sao chép, chia sẻ dữ liệu có bản quyền một cách bất hợp pháp trên internet.

Sau khi được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số được Quốc hội Hoa Kỳ đồng ban hành, sau đó đệ trình và được Tổng thống Bill Clinton ký vào ngày 28 tháng 10 năm 1998.

DMCA đã thực hiện theo hai hiệp ước của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) năm 1996 nhằm hình sự hóa việc phổ biến các tác phẩm có bản quyền, cũng như những hành vi phá vỡ kiểm soát truy cập (bất kể có vi phạm bản quyền hay không).

Sơ lược cách đăng ký DMCA.

Để đăng ký bảo vệ nội dung với DMCA bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây… Lưu ý rằng nội dung bảo vệ bản quyền thường được người dùng sử dụng để bảo vệ nội dung trên website (với các dạng nội dung là text, chữ viết, hình ảnh, các file Media).

Bước 1. Tạo tài khoản DMCA.

Cũng giống như việc tạo một tài khoản ở bất kỳ website nào, bạn hoàn toàn có thể đăng ký một tài khoản DMCA miễn phí. Hoặc trực tiếp tạo một tài khoản với tên đăng nhập và mật khẩu riêng, hoặc sử dụng công cụ xác nhận đăng nhập tài khoản thông qua tài khoản Google có sẵn.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-1

Bước 2. Đăng ký website với DMCA.

Sau khi đã có tài khoản bước tiếp theo chúng ta tiến hành thêm website vào DMCA để được xét duyệt và bắt đầu quá trình xác nhận chủ thể nội dung cần được bảo vệ. Tại bảng điều khiển trên trang DMCA (Dashboard) chọn Add a site để bắt đầu quá trình đăng ký.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-2
Nhập đường dẫn trang chủ của site sau đó nhấn Add site

Bước 3. Xác nhận quyền sở hữu website.

Hai bước hướng dẫn trên rất đơn giản, Biznow chỉ sơ lược. Nhưng đến bước 3 mới thực sự quan trọng và không phải ai cũng biết cách thực hiện. Chúng ta sẽ đi sâu hơn trong bước này.

Sau khi đăng ký website xong, DMCA sẽ yêu cầu xác thực quyền sở hữu của người dùng với website đó. Để xác minh bạn có thể thực hiện qua 4 cách mà DMCA khuyến nghị như dưới đây.

Cách 1.Tải về tệp có gắn mã xác nhận của DMCA và tải tệp này lên thư mục gốc của Host/ Vps.

Nếu bạn có quyền truy cập vào hosting, bạn có thể thực hiện theo cách này. Sau khi tải tệp DMCA về tiến hành upload file đó lên hosting ngang hàng với file index.php.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-4

Lưu ý, file này sẽ nằm ngay tại thu mục gốc (public_html).

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-3

Cách 2. Dán mã DMCA vào trang chủ của wedsite.

Sao chép mã DMCA dán vào trang chủ của website, mã này bắt buộc phải nằm bên trong hai thẻ <head> và </head>.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-6

Có hai phương pháp để làm việc này, giải pháp đầu tiên (không khuyến khích các bạn nếu không rành về code) bạn tìm file header.php và chèn mã.

File header.php thường nằm trong thư mục: public_html/wp-content/themes/theme mà bạn đang dùng.

Sau khi tìm thấy file hãy dán mã DMCA cung cấp vào đó như hình dưới.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-5

Giải pháp 2 (khuyến khích dành cho các bạn không am hiểu nhiều về quản trị web) đó là sử dụng Plugin, hãy cài đặt Plugin Insert Headers and Footers. Sau đó dán mã DMCA vào khu vực head.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-8

Cách 3. Thêm bản ghi vào DNS của bạn.

Để thực hiện được theo cách này bạn cần truy cập được trang quản trị DNS (tên miền) của website.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-9

Sau đó tiến hành thêm bản ghi tiêu chuẩn CNAME vào cấu hình tên miền của website, có cấu trúc như hình dưới.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-10

Cách 4. Xác thực quyền sở hữu miền qua email.

DMCA sẽ gửi một email đến tên miền doanh nghiệp của bạn có định dạng admin@tenmien.com/vn/.com.vn hoặc các định dạng tên miền như hình dưới.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-11

Yêu cầu là bạn phải có một email doanh nghiệp theo chuẩn định dạng như trên, bạn có thể tạo trước email theo tên miền doanh nghiệp sau đó tiến hành xác thực theo cách này.

Để có thể tạo email doanh nghiệp bạn thực hiện theo hướng dẫn tại đây…

Liên quan: 2 cách để tạo email doanh nghiệp đơn giản nhất, hướng dẫn đầy đủ 2021.

Và cuối cùng, sau khi đã chọn được một trong bốn cách xác thực chủ thể website tốt nhất cho mình và thực hiện xong các bước hãy nhớ ấn nút “xác thực” tại bảng quản trị DCMA.

Bước 4. Thiết lập tuân thủ và gắn mã DMCA lên website.

Sau khi hoàn thành xong bước 3, bạn quay trở lại bảng điều khiển của DMCA. Để nhận huy hiệu bạn cần thiết lập tuân thủ cho trang website vừa đăng ký.

Nhìn sang khu vực quản trị bên phải, nơi đó sẽ hiển thị thông tin các website mà bạn sở hữu đăng ký bảo vệ nội dung bởi DMCA.

Tìm đến website đang đăng ký chọn “Setup Compliance“.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-12

Một bảng điều khiển mới hiện lên, bạn tiến hành nhập các thông tin chính xác bao gồm: Đơn vị sở hữu website, url, người liên hệ, địa chỉ…

Lưu ý, 2 mục quan trọng…

Compliance Version: Chọn DMCA Global Vesion (Phiên bản DMCA toàn cầu).

Compliance Agreement: tích chọn tại ô “I hereby agree to process takedowns in accordance with laws at this adress etc“.

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin chuẩn xác, quay trở lại bảng quản trị DMCA bạn sẽ thấy huy hiệu “Tuân thủ DMCA” hiển thị như hình dưới.

bao-ve-noi-dung-voi-dmca-13

Cuối cùng hãy dán logo (huy hiệu) DMCA vào vị trí mà bạn muốn, nó có thể là Footer của website hay ngay phía bên dưới nội dung bài viết trên website… Miễn sao bạn cho người dùng nhìn thấy huy hiệu đó để biết rằng “nội dung được DMCA bảo vệ bản quyền”.

DMCA có thực sự bảo vệ được nội dung?

Như đã nói ở phần nội dung đầu tiên, DMCA là một tổ chức phi chính phủ được thông qua bởi quốc hội Hoa Kỳ. Xin nhắc lại đây chỉ là một đạo luật đã được phê chuẩn trên đất Mỹ. Và với luật của Mỹ thì việc áp dụng chung cho các quốc gia khác có phần nhiều là khó khăn.

Vấn đề đầu tiên đó là việc ai sẽ đứng lên thực thi các đạo luật được quy định? Thực tế là không có cơ quan chính phủ nào được giao nhiệm vụ thực thi nhiệm vụ của DMCA, nhưng những người khiếu nại có thể theo đuổi một vụ kiện dân sự nếu người vi phạm không tuân thủ thông báo gỡ bỏ nội dung khi vi phạm.

Thực tế cho thấy, việc áp dụng những quy định được hợp chuẩn trên đất Mỹ vào Việt Nam là điều rất khó để có thể thực hiện, mất rất nhiều thờ gian.

Quy trình báo cáo và gỡ bỏ nội dung vi phạm có thể được hình dung qua trình tự các bước như sau…

  • Khi bạn phát hiện ra vấn đề vi phạm bản quyền nội dung bạn sẽ liên hệ với tác giả để yêu cầu gỡ nội dung xuống.
  • Gửi thông báo gỡ xuống cho DMCA cho nhà cung cấp dịch vụ / máy chủ web
  • Yêu cầu gỡ xuống với ISP
  • Xóa nội dung khỏi SERP thông qua quy trình gỡ xuống của công cụ tìm kiếm (ví dụ như của Google).

Như bạn thấy đấy, mặc dù được cấp huy hiệu bảo vệ nội dung nhưng các công đoạn thực thi lại là do chính bạn tự thực hiện và nó là một vấn đề dân sự. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể trả phí cho DMCA thực hiện công việc này thay bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn lòng bỏ ra những khoản chi phí này bởi vốn dĩ chúng ta thích “miễn phí”.

Để có thể bảo vệ được nội dung, bằng một cách nào đó bạn phải liên hệ được với người đã ăn cắp nội dung của bạn, yêu cầu họ gỡ bỏ những nội dung đã bị sao chép. Công việc này không hoàn toàn đơn giản và nó mất rất nhiều thời gian.

Nếu họ tuân thủ và có ý hợp tác thì nội dung vi phạm đó có thể được gỡ bỏ. Nhưng trong trường hợp họ “chẳng cần biêt bạn là ai” thì quá trình này lại kéo dài vô thời hạn, tùy thuộc vào quy trình bạn xử lý dữ liệu ra sao.

Tất nhiên, bằng việc kết hợp với Google. Bạn hoàn toàn có thể đợi chờ với hy vọng nội dung vi phạm sẽ được xóa sau khi Google xác nhận và chấp thuận xóa nội dung do vi phạm bản quyền.

Nhưng bạn nên biết, thủ thuật sao chép nội dung ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Nội dung được sao chép chỉ một phần nhỏ trong toàn bộ nội dung của bạn. Không phải là tất cả, việc chứng minh được nội dung đó là nguyên mẫu của bạn đôi khi là điều không tưởng.

Chính bởi vậy trong nhiều trường hợp, DMCA sẽ khó lòng có thể hỗ trợ bảo vệ nội dung của bạn khi có người vi phạm bản quyền nội dung đó trên internet.

Nhật Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *