Trong những năm gần đây, xu hướng công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt theo cấp số nhân đã làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến tất cả các quốc gia trên thế giới.
Năm 2020 đại dịch Covid-19 bùng nổ, gây tác động mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế – xã hội ở tất cả các quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, một số xu hướng công nghệ đã ra đời làm thay đổi lại cách thức kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nhận thức của xã hội.
Dưới đây là 5 xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ lên ngôi trong năm 2021.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học
Trí tuệ nhân tạo-AI( Artificial Intelligence), đã được biết đến từ rất lâu, nhưng nó vẫn là một xu hướng công nghệ mới vì những tác động của nó trong tương lai đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
AI đã được biết đến với tính ưu việt trong nhận dạng hình ảnh và giọng nói, ứng dụng điều hướng, trợ lý cá nhân trên điện thoại thông minh, ứng dụng chia sẻ chuyến đi, v.v. – Nguồn wikipedia
Ngoài ra, AI sẽ được sử dụng nhiều hơn để phân tích các tương tác nhằm xác định các kết nối và thông tin chi tiết cơ bản, giúp dự đoán nhu cầu đối với các dịch vụ như bệnh viện, cho phép các cơ quan chức năng đưa ra quyết định tốt hơn về việc sử dụng tài nguyên và phát hiện các dạng thay đổi của hành vi khách hàng bằng cách phân tích dữ liệu gần thời gian thực, thúc đẩy doanh thu và nâng cao trải nghiệm được cá nhân hóa.
Bài viết liên quan: Đài Loan tập trung phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ 5G.
Các ông lớn về công nghệ như Amazon, Facebook, Alphabet – Google…đều đang chạy đua để trở thành nhà dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI). Những tập đoàn này đã tiên phong nắm lấy AI để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tùy theo cấp độ.
Trong tương lai, AI sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp tỷ đô với chi tiêu toàn cầu cho các hệ thống nhận thức và AI.
2. Internet vạn vật (IoT)
Một xu hướng công nghệ mới không thể bỏ qua là IoT – Với Iot mọi “thứ” được xây dựng với kết nối WiFi nghĩa là chúng được kết nối với nhau thông qua Internet. Do đó, với sự phát triển của 5G, Internet of Things trong tương lai sẽ làm thay đổi môi trường sống xung quanh chúng ta, mang lại nhiều tiện ích và tạo hiệu quả làm việc cao.
Công nghệ IoT cho phép người tiêu dùng có thể khóa cửa từ xa, và cài đặt các thiết bị mở khi chúng ta đi làm về…
Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng có thể đạt được nhiều lới ích từ IoT trong tương lai gần. IoT có thể cho phép các doanh nghiệp ra quyết định an toàn, hiệu quả và tốt hơn khi dữ liệu được thu thập và phân tích. Nó còn cho phép bảo trì dự đoán, tăng tốc độ chăm sóc y tế, cải thiện dịch vụ khách hàng.
Mới đây Amazon đã ra mắt Amazon Go , một hệ thống sử dụng công nghệ IoT và thị giác máy để cho phép người tiêu dùng mua sắm mà không cần thanh toán thủ công.
Hiện nay, chúng ta mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của xu hướng công nghệ IoT. Các dự báo cho thấy đến năm 2030, sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị sử dụng IoT trên khắp thế giới, tạo ra một mạng lưới thiết bị kết nối khổng lồ từ điện thoại thông minh đến thiết bị nhà bếp, cho đến một ngôi nhà thông minh. Sự phát triển của công nghệ 5G dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường IoT trong những năm tới.
3. Dữ liệu lớn (Big data) và phân tích tăng cường.
Dữ liệu lớn là tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Nguồn – wikipedia
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thế giới của chúng ta chứa đầy dữ liệu và tăng trưởng theo cấp số nhân. Nhờ vào phân tích tăng cường (phân tích dữ liệu tiên tiến, thường được thúc đẩy bởi các kỹ thuật AI), giờ đây chúng ta có thể hiểu và làm việc với các luồng dữ liệu vô cùng phức tạp và đa dạng. Và khi chúng ta có thể hiểu mối quan hệ giữa các điểm dữ liệu, chúng ta có thể dự đoán tốt hơn các kết quả trong tương lai và đưa ra quyết định thông minh hơn về những việc cần làm tiếp theo.
4. Điện toán đám mây.
Đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, hình thức làm việc tại nhà là phương thức làm việc được chủ sử dụng lao động khuyến khích nhân viên của mình thực hiện và gửi các văn bản hay dự án của họ thông qua dịch vụ đám mây.
Điện toán đám mây – nơi dữ liệu được lưu trữ trên các máy tính khác và được truy cập thông qua internet – đã giúp mở rộng dữ liệu và phân tích cho đại chúng.
5. 5G
Khi công nghệ 4G cho phép chúng ta duyệt internet, sử dụng các dịch vụ theo hướng dữ liệu, tăng băng thông để phát trực tuyến trên YouTube, v.v., thì công nghệ 5G được kỳ vọng sẽ cách mạng hóa cuộc sống của chúng ta. Nó dự kiến sẽ được sử dụng trong các nhà máy, camera HD giúp cải thiện an toàn và quản lý giao thông, kiểm soát lưới điện thông minh và hệ thống bán lẻ thông minh nữa.
Hai nước lớn gồm Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua để dành vị trí dẫn đầu trong cung cấp dịch vụ 5G. Các dịch vụ 5G dự kiến sẽ ra mắt trên toàn thế giới vào năm 2021 với hơn 50 nhà khai thác cung cấp dịch vụ tại khoảng 30 quốc gia vào cuối năm 2021 , khiến nó trở thành một xu hướng công nghệ mới mà chúng ta cần theo dõi.
Phạm Trang