Predatory pricing – Chiến lược định giá săn mồi hất văng đổi thủ cạnh tranh.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương05/10/2020
2509

Predatory pricing – Chiến lược định giá săn mồi là phương pháp định giá bán sản phẩm tới mức thấp nhất khiến đối thủ không thể cạnh tranh được và buộc phải rời khỏi thị trường trong một thời gian nhất định.

predatory-pricing-chien-luoc-dinh-gia-san-moi-hat-vang-doi-thu-canh-tranh
Ảnh minh họa

Đây có thể coi là một chiến thuật định giá không lành mạnh, thường được các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia lớn sử dụng để loại bỏ các nhà cung cấp khác, mang lại thế độc quyền cho những ngành hàng nhất định.

Cách thức hoạt động của định giá săn mồi.

Có một số định nghĩa về chiến lược này, theo Wikipedia nó còn gọi là chiến lược định giá cắt cổ. Về cơ bản nó được xây dựng bởi những tập đoàn doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, sẵn sàng thua lỗ trong một thời gian định sẵn.

Để xâm nhập thị trường mới, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường khá kỹ lưỡng, sau đó sàng lọc ra các đối thủ cạnh tranh đang tồn tại trên thị trường.

Bằng nghiệp vụ với lợi thế am hiểu ngành hàng, sản phẩm. Các tập đoàn “quân phiệt” này có thể tính toán được giá vốn sản phẩm, hoạch định chi tiết được giá bán cũng như lợi  nhuận, và họ sẵn sàng định giá bán cho sản phẩm đó thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị trường, chấp nhận lỗ vốn.

Thực tế là chiến lược định giá săn mồi mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng nó lại mang lại nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng tương tự, vốn có.

predatory-pricing-chien-luoc-dinh-gia-san-moi-hat-vang-doi-thu-canh-tranh (2)

Nó sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ đối thủ trong nghành, kể cả những đối thủ đã hoạt động lâu năm cũng như những công ty chuẩn bị xâm nhập thị trường.

Theo một cách đơn giản, sau khi đã nắm gần như toàn bộ thị phần, doanh nghiệp sẽ loại bỏ loại giá bán này thông qua nhiều cách, có thể thay thế mã sản phẩm đó bằng những sản phẩm khác với giá bán khác.

Hoặc cũng có thể tăng giá bán sản phẩm cao hơn so với việc định giá trước đó để bù đắp lại chi phí trong thời gian bán giá lỗ.

Tất nhiên, việc định giá theo chiến lược Predatory pricing thường chỉ sảy ra trong ngắn hạn và không phải là mãi mãi.

Người tiêu dùng có hưởng lợi?

Cuộc chiến về giá săn mồi về cơ bản sẽ có lợi cho người tiêu dùng trong ngắn hạn khi mà sản phẩm được hạ giá thấp hơn so với giá thực trên thị trường.

Tuy nhiên, sau khi đã “tiêu diệt” xong các đối thủ, những lợi ích trước đó của khách hàng sẽ nhanh chóng biến mất bởi doanh nghiệp lúc này đã hoàn thành xong quá trình thôn tính thị trường, chiếm thế độc quyền trong phân phối sản phẩm.

Họ hoàn toàn nắm quyền điều phối giá bán trong tay, rất có thể những mặt hàng đó bị tăng giá nhằm thu lại khoản lợi nhuận đã giảm trước đó.

May mắn thay cho người tiêu dùng, việc tạo ra một thị trường độc quyền không hề đơn giản. Việc loại bỏ đối thủ ra khỏi “sân chơi” không phải là việc dễ thực hiện, nó mang lại rất nhiều thách thức to lớn đi kèm.

Hơn nữa, với luật độc quyền và chống bán phá giá tại mỗi quốc gia đều có quy định và hiệu lực riêng, nhằm tránh sự cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra một xu hướng xấu trong kinh doanh.

Nhật Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *