Tài sản các tỷ phú Mỹ tăng thêm 1 nghìn tỷ đô là “nhờ đại dịch Covid”

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương04/12/2020
640
ly-do-nhieu-ty-phu-my-cang-giau-them-nho-covid-19
ads đầu bài

Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, gây ra suy thoái kinh tế trên khắp thế giới. Tuy nhiên, một thực tế là đại dịch xảy ra đã kéo giãn khoảng cách giàu nghèo, người ta tin rằng nó đã làm cho những người giàu càng giàu và người nghèo thì lại nghèo hơn. 

ads giữa bài

ly-do-nhieu-ty-phu-my-cang-giau-them-nho-covid-19

Một nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Chính sách ( IPS), chỉ trong 6 tháng đại dịch bùng nổ từ tháng 3 đến tháng 9, tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ ở mức 3,88 nghìn tỉ USD, tăng 19% so với trước khi đại dịch bắt đầu, làm tê liệt nên kinh tế.

Theo báo cáo này những tỉ phú “hốt bạc” trong mùa dịch Covid-19 gồm:

  • Tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập Amazon.com  có tông tài sản tăng thêm 90,1 tỷ đô la đạt mốc 203,1 tỷ đô la. Đây được coi là một cú hích lớn của ông bởi sự gia tăng giá cổ phiếu Amazon tăng đạt kỷ lục hơn 3.500USD/ cổ phiếu.
  •  Tỷ phú Elon Musk đã kiếm được hơn 67,4 tỷ USD trong khoảng thời gian này, với giá trị tài sản ròng tăng 273,8%.
  • Mark Zuckerberg có thêm 49,9 tỷ USD (tăng 83,9%)
  • Ngoài ra còn có một tỷ phú khác như là: anh em nhà Walton – chủ sở hữu hệ thống siêu thị Walmart, Tổng giám đốc Elon Musk của hãng xe Tesla, Tổng giám đốc Larry Ellison của hãng Oracle, và cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg…

Bài viết liên quan: 10 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới.

Lý do chính giúp gia tăng của cải cho những tỷ phú Mỹ là thị trường chứng khoán vẫn tăng mạnh bấp chấp bối cảnh đại dịch.

Các nhà kinh tế nhận định đây là một sự phục hồi kinh tế “hình chữ K”- nó làm ra tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Các doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực công nghệ và bán lẻ đang phục hồi, song những ngành dịch vụ du lịch, giải trí và ẩm thực đang bị đình chỉ vì dịch bệnh kéo theo đó là hàng triệu người bị mất việc làm.

Một số ý tưởng đã được đề ra để giúp phục hồi kinh tế, cân bằng giàu nghèo trong xã hội, như tăng nguồn tài trợ liên bang đến các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn.

Nguồn tài trợ kích thích năm 2020 được cung cấp bởi Đạo luật CARES (hoặc Đạo luật Viện trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế Coronavirus) đã giúp 18 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, nguồn tài trợ này đang dần cạn kiệt trong khi tỷ lệ đói nghèo hiện nay tăng cao hơn so với trước đại dịch.

Ở Mỹ ước tính 20 triệu người đang sử dụng trợ cấp thất nghiệp,  với khoản trợ cấp 333 USD/ mỗi tuần. Hàng triệu người trong số họ sẽ không được viện trợ  tiếp trong vài tháng tới khi họ hết quyền lợi được nhận trợ cấp, điều này có thể dẫn đến khó khăn hơn cho các hộ gia đình đó.

Các chuyên gia như Tiến sĩ Emmanuel Saez (University of California, Berkeley), Elizabeth Warren (Thượng nghị sỹ Massachusetts) cũng như các chính trị gia và một số nhà hoạt động khác đang kêu gọi đánh thuế tài sản người giàu để giúp bù đắp sự thiếu hụt ngân sách do đại dịch gây ra ở các bang như New York. Song ý kiến này bị nhiều người phản đối  vì cho rằng thuế tài sản sẽ khó thực thi.

Bất chấp đại dịch COVID-19 gây khó khăn cho kinh tế của nước Mĩ, cũng như kinh tế thế giới thì tổng số tài sản của các tỉ phú tiền ‘đô’ vẫn tăng lên mức cao kỷ lục nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, sức khỏe.

Phạm Trang

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *