Sơ đồ chi thức của Google là gì? Cách mà nó hoạt động.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương08/01/2021
1187
so-do-chi-thuc-cua-google
ads đầu bài

Sơ đồ chi thức hiện ra bất cứ lúc nào khi chúng ta tìm kiếm thông tin về một vấn đề gì đó trên Google, nhưng có rất nhiều người có thể chưa biết đó là gì…

ads giữa bài

so-do-chi-thuc-cua-google

Không chỉ là một cỗ máy tìm kiếm, Google hiện đang trở thành nguồn cấp dữ liệu và là kho kiến thức lớn nhất của nhân loại.

Hầu hết trong chúng ta đều biết rằng “chị Google có thể trả lời mọi câu hỏi“, nhưng ít người lại đi sâu vào tường tận để tìm hiểu cách thức mà chúng hoạt động. Có chăng, chỉ có giới SEO mới làm như vậy.

Đơn giản vì họ biết rằng, thông tin trên Google là “mỏ vàng có thể khai thác“, và để có thể đi đến sự thành công thì con đường tất yếu ngày nay đó là làm sao để doanh nghiệp của mình xuất hiện nổi bật trên Google.

so-do-chi-thuc-cua-google-6

Với Google, cỗ máy tìm kiếm này ngày càng trở nên thông minh, nó luôn tối ưu mọi thuật toán của mình với một mục đích “mang lại cho người dùng những câu trả lời ngắn gọn nhất, chính xác nhất và tốn ít thời gian tìm hiểu nhất“.

Chính vì vậy, các thuật toán như Panda, Penguin, Pigeon và Hummingbird… đều hướng tới một mục tiêu đó là “tối ưu hóa câu trả lời cho truy vấn của người dùng“.

Thế nên hàng loạt các công cụ bổ xung được ra đời. Ví dụ như chúng ta có thể nhận thấy bằng việc nhận được câu trả lời nhanh nhất thông qua: Hộp mọi người cũng hỏi, Đoạn trích nổi bật, và giờ là Sơ đồ chi thức.

Sơ đồ chi thức là gì?

Nếu trong khi tìm kiếm thông tin về một chủ đề hay một thực thể nào đó bạn thấy Google trả kết quả nhanh như hình dưới đây, đó chính là một dạng của Sơ đồ chi thức.

so-do-chi-thuc-cua-google-1
Hộp sơ đồ chi thức được mở ra (bên phải đánh dấu trong ô đỏ) khi người dùng truy vấn tìm kiếm thông tin về TGDD.
so-do-chi-thuc-cua-google-2
Một dạng sơ đồ chi thức khác khi truy vấn tìm “Tổng thống Mỹ”.
so-do-chi-thuc-cua-google-3
Và đây cũng là một bảng chi đồ chi thức khác của Google.

Sơ đồ chi thức Google (hay còn gọi là Bảng chi thức Knowledge Graph) là các hộp hiển thị câu trả lời nhanh, vắn tắt những nội dung chính quan trọng nhất cho truy vấn của người dùng về một chủ đề hay một thực thể nào đó trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

Đây là một hệ thống thông tin được Google sàng lọc tự động thông qua việc kết hợp các nguồn dữ liệu từ các website khác nhau để đưa ra một câu trả lời cho người dùng.

Tuy nhiên, không phải bất cứ nguồn cấp dữ liệu (website) nào cũng được Google chọn làm nguồn truy xuất nội dung, chỉ có một vài website lớn có tầm ảnh hưởng, thẩm quyền cao với các thông tin xác thực mới được chọn, ví dụ như Wikipedia, CIA World Factbook …

Nếu để ý, bạn có thể thấy Wikipedia là nguồn cấp dữ liệu cho bảng chi thức Google phổ biến nhất, nhưng ngoài Wikipedia ra Google còn sàng lọc trên toàn bộ các nguồn dữ liệu khác nhau.

Điều này đã được chính Danny Sullivan, tuyên bố trên trang “Giới thiệu lại Sơ đồ tri thức và bảng tri thức của Google

Wikipedia là một nguồn thường được trích dẫn, nhưng nó không phải là nguồn duy nhất. 

Chúng tôi lấy từ hàng trăm nguồn từ khắp nơi trên web, bao gồm cả dữ liệu cấp phép xuất hiện trong bảng tri thức dành cho âm nhạc, thể thao và TV. 

Chúng tôi làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ y tế để tạo ra nội dung đã được hiệu đính cẩn thận cho các bảng tri thức về các vấn đề sức khỏe.”

Cách sơ đồ chi thức hoạt động.

Bảng chi thức Google được tạo một cách hoàn toàn tự động dựa trên các nguồn cấp dữ liệu có tính thẩm quyền, uy tín. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2012.

Các thông tin được hiển thị trong bảng chi thức luôn được ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất nhưng không thể thiếu các thành phần chính như sau…

  • Tiêu đề và tóm tắt ngắn của chủ đề
  • Đoạn mô tả dài hơn về chủ đề
  • Một (hoặc vài) bức tranh hoặc hình ảnh của người, địa điểm hoặc sự vật
  • Sự kiện chính đã diễn ra, chẳng hạn như thời điểm một nhân vật đáng chú ý được sinh ra hoặc nơi đặt thứ gì đó.
  • Các liên kết đến hồ sơ xã hội và trang web chính thức hoặc nguồn lấy dữ liệu.

so-do-chi-thuc-cua-google-4

Ngoài các thông tin hiển thị nhanh như trên, bảng chi thức còn có thể hiển thị thêm các dữ liệu với các định dạng khác nhau như: thanh trượt liệt kê tên các tập phim, bài hát của một ca sỹ nổi tiếng, danh sách các đội bóng vòng bảng ngoại hạng anh…

so-do-chi-thuc-cua-google-5

Trong bài viết trên trang hỗ trợ Google có nói về cách bảng chi thức hoạt động. Đại khái có thể hiểu…

  • Sơ đồ chi thức hiển thị tất cả các kết quả cho mọi truy vấn người dùng, cơ sở dữ liệu được lấy từ hàng tỷ dữ kiện về con người, địa điểm và sự vật. Nó sẽ trả lời cho các ccaau hỏi thực tế của người dùng.
  • Mục tiêu của So đồ chí thức là hiển thị các thông tin thực tế, được biết đến công khai khi nó được xác định là hữu ích.
  • Dữ kiện trong Sơ đồ tri thức đến từ nhiều nguồn tổng hợp thông tin thực tế trên internet. Ngoài các nguồn công khai, Google cấp phép dữ liệu để cung cấp thông tin như tỷ số thể thao, giá cổ phiếu và dự báo thời tiết… Google cũng nhận thông tin thực tế trực tiếp từ chủ sở hữu nội dung theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả từ những người đề xuất thay đổi bảng tri thức mà họ cho là không phù hợp.
  • Các loại nội dung không được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của sơ đồ chi thức nếu vi phạm các nguyên tắc và chính sách như: Thông tin không chính xác, Thông tin không đại diện, Nội dung nguy hiểm, Nội dung căm thù, Nội dung quấy rối, Chủ đề y tế, Nội dung khiêu dâm, Nội dung Khủng bố, Bạo lực và ghê tởm, Ngôn ngữ tục tĩu.

Tóm lược có thể hiểu rằng, Google sẽ tự động chọn lọc các thông tin từ các nguồn cấp uy tín nhất, có tính thẩm quyền và nội dung chuẩn xác, không vi phạm các chính sách nội dung để trích xuất dữ liệu cho sơ đồ chi thức.

Và chúng ta gần như không có cách nào để can thiệp vào vấn đề này, tuy nhiên bạn vẫn có cơ hội được trích xuất dữ liệu nếu hiểu và tối ưu được nội dung của website.

SEO và bảng sơ đồ chi thức Google.

Thực tế thì SEO và bảng sơ đồ chi thức ít có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, tuy nhiên nếu website của bạn có cơ hội trở thành nguồn trích dữ liệu cho bảng chi thức Google thì nó đang mang lại cho Blog hoặc trang tin tức của bạn những lợi ích rất lớn.

Vì sao lại vậy, có hai yếu tố quan trọng bạn cần biết…

  • Việc trở thành nguồn cấp dữ liệu cho thấy mức độ uy tín của website đã được Google “thẩm đinh”. Điều này khiến thương hiệu của bạn được nâng lên một tầm cao mới trong mắt người dùng, website sẽ nhận được rất nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên.
  • Có được khối lượng backlink chất lượng nhất  trả về, điều mà bất cứ người làm SEO nào cũng mong muốn.

Ở góc độ khác, nếu thương hiệu của bạn được người dùng tìm kiếm, nó được liệt kê bởi Wikipedia hoặc Wikidata và xuất hiện trong Sơ đồ chi thức Google thì có nghĩa rằng “bạn là một thương hiệu lớn, có uy tín và được người dùng trên internet đánh giá xếp hạng“. Giá trị thương hiệu sẽ ở một tâm cao mới.

Nhật Minh

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *