Khởi nghiệp, nên mua nhượng quyền thương hiệu hay tự kinh doanh?

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương29/10/2020
5389
khoi-nghiep-nen-mua-nhuong-quyen-thuong-hieu-hay-tu-kinh-doanh
ads đầu bài

Có thể bạn đã chán ngấy công việc làm công ăn lương, bạn khao khát xây dựng một “đế chế” của riêng mình. Nhưng để khởi nghiệp bạn nên bắt đầu từ đâu? Nên mua nhượng quyền thương hiệu hay tự kinh doanh…

ads giữa bài
khoi-nghiep-nen-mua-nhuong-quyen-thuong-hieu-hay-tu-kinh-doanh
Ảnh minh họa

Câu chuyện về khởi nghiệp ít vốn thông qua mô hình nhượng quyền thương hiệu chưa bao giờ là hết “hot”. Đặc biệt là trong vài năm trở lại đây khi mà tại Việt Nam mô hình này đang là một trào lưu trong kinh doanh.

Không riêng tại Việt Nam, hiện nay trên thế giới hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại cũng đang nở rộ.

Guidant Financial – một công ty chuyên tư vấn tài chính doanh nghiệp nhỏ của Mỹ trong một cuộc khảo sát có tên “Xu hướng doanh nghiệp nhỏ” gọi năm 2019 là năm nhượng quyền thương mại.

Qua đó đủ để thấy mô hình kinh doanh này đang thịnh hành ra sao, và hiện nay lựa chọn con đường kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền đang được nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên, lựa chọn con đường “startup” không đơn thuần chỉ là việc bỏ một số tiền ra mua lại quyền chuyển nhượng, nó còn rât nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khiến người nhận nhượng quyền có thể không đạt được mục đích kinh doanh.

Quan trọng hơn tất cả, đó là bạn phải hiểu hơn về nó. Đưa ra sự lựa chọn sáng suất phù hợp nhất với khả năng của cá nhân mình hoặc đội nhóm cộng sự.

Nên mua nhượng quyền hay tự kinh doanh.

Câu hỏi này phải dựa vào chính bạn, cụ thể hơn đó là dựa vào chính sự hiểu biết và tài chính của bạn.

Khởi nghiệp chưa bao giờ là con đường dễ dàng, nếu nghe đâu đó cho rằng “khởi nghiệp thành công thực sự là đơn giản” thì rất có thể họ đang lừa đối bạn hoặc mong muốn bạn tham gia những khóa đào tạo của họ.

Trong một buổi trò chuyện cùng báo đầu tư, Shark Nguyễn Hòa Bình chia sẻ, có đến 92% các dự án StarUp thất bại hoặc giải thể trong 3 năm đầu tiên.

Trong đó phải kể đến các nguyên nhân dẫn tới thất bại như: ” 49% startup làm những thứ mà thị trường không cần; 29% do thiếu vốn; 23% do sử dụng sai người.”

Qua những thống kê này đủ cho bạn thấy rằng, khởi nghiệp thực sự là một con đường không trải hoa hồng như bạn tưởng. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định xây dựng mơ ước cho riêng mình.

Tuy nhiên, nếu đã quyết tâm và có một bản kế hoạch kinh doanh tốt, thêm vào đó là đội ngũ đồng sáng lập có kinh nghiệm hoặc có những mento nhiệt huyết, tìm ra một thị trường ngách đầy tiềm năng thì…

Hãy tự kinh doanh.

Việc thành lập một doanh nghiệp và bắt đầu tự kinh doanh, xây dựng thương hiệu luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngành cao như hiện nay.

Sẽ có những rào cản ngay từ khi bắt đầu ngáng chân bạn. Từ việc xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản cho đến tuyển dụng đội ngũ nhân sự có thể đảm nhiệm các đầu mục công việc, các chiến lược Marketing …

Nhìn chung nó là cả một núi việc khiến bạn “rơi vào một mớ bòng bong” không biết sẽ phải giải quyết vấn đề nào, tháo gỡ nút thắt từ đâu.

Nhưng cũng đừng lo lắng quá, theo như kinh nghiệm của những người thành công. Không nhất thiết bạn phải khuếch trương thương hiệu một cách rầm rộ.

Hãy tập trung từng bước nhỏ, định hình một sản phẩm/dịch vụ tốt nhất phục vụ tập khách hàng mục tiêu. Đừng cố gắng phát minh ra thêm một loại bánh xe khác trong khi bánh xe hình tròn vẫy có thể quay tốt.

Thay vào đó, hãy tìm ra những giải pháp mà khách hàng cần, chú trọng mang sản phẩm dịch vụ của mình phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Phân tích các thị trường ngách mà doanh nghiệp bạn có thể khai thác.

Bước đầu quan trọng nhất là có được một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tại, vận dụng các chiến dịch Marketing từ Online cho đến truyền thống để tìm ra những khách hàng đầu tiên giúp mang lại những đồng tiền lợi nhuận trang trải chi phí cơ bản của doanh nghiệp.

Việc tự xây dựng “đế chế” của riêng mình đòi hỏi bạn cần có sự sáng tạo, đổi mới. Và tất nhiên, doanh nghiệp của bạn sẽ ít bị phụ thuộc hơn sơ với việc bạn nhận nhượng quyền thương mại.

Bạn hoàn toàn có thể tự chủ trong mọi quyết định từ việc chọn chiến lược kinh doanh cho đến vấn đề thay đổi lại “style” của toàn bộ cửa hàng.

Hoàn toàn tự chủ trong các chiến dịch quảng cáo riêng phù hợp cho khu vực và chiến lược của mình, thậm chí còn tự do làm việc mà không cần phải báo cáo cho bất cứ ai khác ngoài chính bạn. 

Nhưng hãy lưu ý rằng, tỷ lệ các mô hình StarUp thường có tỷ lệ thất bại cao hơn rất nhiều so với mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Trong một thống kê từ Forbes cho thấy, trên thế giới có tới 25% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại ngay trong năm đầu tiên, 50% còn lại thất bại trong vòng ba năm tiếp theo, và khoảng 30% sẽ thất bại trong 10 năm tiếp theo.

Hầu hết là thất bại, nhưng đừng lo. Rủi ro cao đồng nghĩa với việc lợi nhuận cao. Nếu chấp nhận cuộc chơi bạn có thể trở thành tỷ phú trong những năm tới. Tất cả đều có giá.

Nghĩ tới việc mua nhượng quyền thương hiệu.

… nếu như bạn không có bất kỳ một ý tưởng kinh doanh nào và không muốn mạo hiểm, mặc dù đã chán cảnh chấm công nơi công sở.

Về cơ bản, nhượng quyền thương hiệu (hay còn gọi là nhượng quyền thương mại) là hình thức mà bên nhượng quyền (Franchisor) cấp phép cho bên nhận nhượng quyền (Franchisee) giấy phép để được sử dụng thương hiệu của họ vào mục đích kinh doanh.

Giấy phép đó cho phép bạn sử dụng biển hiệu, quy trình kinh doanh, công thức pha chế… đã được doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh và chứng minh rằng nó đã thành công, mang lại lợi nhuận dựa vào quy trình đó. Tất nhiên, thương hiệu đó phải được đăng ký bảo hộ.

Đổi lại, bên nhận nhượng quyền có thể phải chi trả một khoản phí ban đầu để mua lại phí chuyển nhượng hoặc các loại phí hàng năm (tùy thuộc vào từng mô hình cũng như chính sách riêng của mỗi thương hiệu).

Và đến với mô hình kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền thương mại, bạn có tỷ lệ thành công cao hơn.

Để có thể phát triển được hệ thống nhượng quyền đòi hỏi các nhà nhượng quyền phải chứng minh được sự thành công trên mô hình của họ. Tức là hoạt động phải mang lại lợi nhuận thực tế.

Quan trọng nữa là độ bao phủ, nhận diện thương hiệu đã có chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng. Một thương hiệu nếu không được mọi người biết đến đồng nghĩa rằng việc mua lại thị phần của họ chỉ mang lại nhiều rủi ro.

Đến với công việc tự kinh doanh qua mô hình nhận nhượng quyền, bạn có thể có nhiều lợi thế như: được đào tạo một cách bài bản cách xây dựng và vận hành một doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, bạn còn được đào tạo về các kiến thức trong kinh doanh như tiếp thị, dòng tiền, xây dựng đội ngũ, công thức pha chế…

Về cơ bản, bạn sẽ được hỗ trợ mọi thứ đủ để bạn bắt đầu hoạt động mà không cần lo lắng nhiều trong việc xây dựng một bản kế hoạch sau đó tìm kiếm đội nhóm hoặc các nhà đầu tư thiên thần. Hơn nữa mô hình này có tỷ lệ thành công cao hơn so với việc tự kinh doanh.

Nhưng tất nhiên, cái gì nó cũng có giá của nó. Ngoài việc phải trả khoản phí ban đầu bạn còn có thể phải trả thêm các khoản phí hàng năm. Các khoản phí này diễn ra đều đặn và bạn sẽ phải trả cho bên nhượng quyền.

Nó có thể là phần trăm doanh thu bạn phải chia sẻ hoặc phí cố định theo hợp đồng nhượng quyền. Nhìn chung bạn luôn phải chia sẻ lợi nhuận cho bến thứ hai, cao hay thấp tùy thuộc vào chính thương hiệu.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn bị bó buộc trong khuôn khổ của họ, không được tự do sáng tạo mặc dù nhìn thấy tiềm năng nếu sự thay đổi nhỏ này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Nó bắt buộc bạn phải tuân theo mọi quy định của bên chuyển nhượng, và bạn luôn bị kiểm soát, bất cứ một sự “xê dịch” nào trong đường lối, chính sách kinh doanh… đều có thể tước đoạt mất của bạn tờ giấy cấp phép.

Vậy nên, đây cũng chưa hẳn đã là con đường đúng đắn nếu như bạn có một khao khát lớn hơn nữa.

Hãy cẩn trọng với các mô hình nhượng quyền thương mại.

Mô hình nhượng quyền không phải mới xuất hiện tại Việt Nam, và nếu bạn chưa biết về nó hãy thử tìm hiểu về Trung Nguyên.  Tuy nhiên, trước đó khái niệm này khá lạ lẫm đối với những người mới kinh doanh.

Trong hai năm trở lại đây, mô hình này mới nở rộ, rất và rất nhiều các thương hiệu với mô hình hoạt động khác nhau đang chọn con đường xây dựng hệ thống kênh phân phối dựa trên hình thức nhượng quyền.

Nhưng không phải bất cứ mô hình nào cũng mang lại giá trị thực. Có nhiều những doanh nghiệp ngoài kia chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh doanh thực tế nhưng ‘tự thổi phồng” giá trị thương hiệu và số liệu báo cáo để thu hút khoản lợi nhuận từ phí nhượng quyền.

Người nhận nhượng quyền đôi khi còn có ít kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu về quy trình hoạt động kinh doanh, mức độ bao phủ thương hiệu, báo cáo hoạt động… thế nên thường chỉ làm theo cảm tính.

Mô hình chưa hoàn thiện, không có nét đặc trưng riêng, quy chuẩn kinh doanh chưa bài bản, tự phát khiến các doanh nghiệp mua nhượng quyền không có định hướng, không mang lại giá trị thực khi đầu tư… Chính vì vậy nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhìn chung vẫn có nhiều các hệ thống nhượng quyền đu theo “trend” của giới trẻ mà thổi phồng quả bong bóng thương hiệu, và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào, hãy thận trọng và tỉnh táo khi chọn lựa chọn con đường nhận nhượng quyền thương hiệu.

Bảo Quân.

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *