Con đường thành công của Xiaomi “bán tất cả mọi thứ”.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương15/11/2020
1421
con-duong-thanh-cong-cua-xiaomi-ban-tat-ca-moi-thu
ads đầu bài

Nổi tiếng tại thị trường Việt Nam với những chiếc SmartPhone có mức giá cạnh tranh nhưng đầy đủ tính năng hiện đại, kiểu dáng bắt mắt, trẻ trung và hết sức sang trọng. Nhưng ngoài mảng sản xuất và phân phối điện thoại ra, Xiaomi còn bán “đủ thứ trên đời”.

ads giữa bài

con-duong-thanh-cong-cua-xiaomi-ban-tat-ca-moi-thu

Xiaomi có trụ sở tại Bắc Kinh – Trung Quốc, Lei Jun là nhà đồng sáng lập và hiện đang là người đứng đầu của Xiaomi Inc.

Doanh thu của Xiaomi Corp nằm ở 4 mảng kinh doanh chính bao gồm: sản xuất điện thoại thông minh, Internet Vạn vật ( Iot), dịch vụ internet, các dịch vụ và sản phẩm bổ xung khác.

Liên quan: Bài học tiếp thị từ cách Xiaomi, Oppo chinh phục thị trường Đài Loan.

Đầu tháng 5 năm 2018, Xiaomi Corp đã nộp đơn đăng ký phát hành công khai lần đầu cổ phiếu ra công chúng (IPO). Xiaomi đã rất tham vọng khi dự đoán giá trị doanh nghiệp của mình lên tới 100 tỷ đô la.

Ngày mùng 9 tháng 7 năm 2018, Xiaomi đã niêm yết lần đầu tiên trên sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông ở mức 16,80 nhân dân tệ (tương đương 2,14 đô la)/ cổ phiếu, mang lại giá trị vốn hóa thị trường cho công ty đạt 50 tỷ đô la (đạt 1/2 so với việc Lei Jun kỳ vọng) .

Cho đến một năm sau, tính đến ngày 19 tháng 7 năm 2019 vốn hóa thị trường của Xiaomi giản xuống còn gần một nửa, chỉ còn 28 tỷ đô la với hệ số P/E chỉ ở mức 9,53.

Xiaomi – thành công bằng cách bán đủ mọi thứ.

Theo International Data Corporation (IDC), tại thời điểm có doanh số thấp nhất (năm 2016) Xiaomi cũng chỉ “khiêm tốn” bán được 41 triệu chiếc điện thoại thương hiệu của mình. Trung bình cùng kỳ bán được khoảng 70 triệu chiếc trên tổng số những phiên bản đã ra mắt.

Lei Jun – tỷ phú và là đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành đã được giới công nghệ thế giới ví von như là một “Steve Jobs Trung Quốc” bởi phong cách ban đầu khi xuất hiện trước công chúng giới thiệu những phiên bản điện thoại mới mang đậm dấu ấn từ Steve.

Hoạt động kinh doanh đầu tiên của Xiaomi ban đầu chỉ dừng lại ở việc bán các sản phẩm phần cứng và dịch vụ trực tuyến giống như nhiều công ty khác. Công ty tạo ra phần lớn doanh thu từ việc bán thiết bị có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, trong khi phần lớn lợi nhuận lại đến từ hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến bổ xung.

Liên quan: 5 công ty công nghệ Trung Quốc có vốn hóa thị trường trên 1 nghìn tỷ usd

Hoạt động kinh doanh của Xiaomi không chỉ tham vọng ở việc trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. Xiaomi giờ đây đã dần trở thành cái tên quen thuộc trong lòng người tiêu dùng với cả trăm các sản phẩm và dịch vụ tiện ích khác như: xe đạp điện, sạc điện thoại, bơm lốp mini ô tô, máy lọc không khí, dịch vụ lưu trữ đám mấy.

Ngoài việc cung cấp các sản phẩm công nghệ, Xiaomi còn lấn sân sang các dịch vụ khác như truyền hình, sản xuất phim và trò chơi, đặc biệt là một mảng kinh doanh mới hình thành đó là dịch vụ tín dụng cá nhân.

Xiaomi cung cấp dịch vụ vay tín dụng cho các khách hàng sử dụng điện thoại Xiaomi kiểm soát bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo do chính mình phát triển.

Với tham vọng “bành trướng” sức mạnh ra ngoài Trung Quốc, Xiaomi đã không dừng lại ở việc chỉ sản xuất những chiếc điện thoại thông minh. Bằng việc đầu tư cho hàng trăm công ty công nghệ khởi nghiệp, Xiaomi muốn tạo ra một hệ sinh thái sản xuất “tất cả mọi thứ”.

Kinh doanh điện thoại thông minh Xiaomi

Đây là mảng kinh doanh tạo ra nhiều doanh thu nhất cho Xiaomi Corp (kinh doanh điện thoại mang lại 65% doanh thu/ tổng doanh thu hàng năm).

Trong hai năm gần nhất (2017 đến 2018), doanh thu từ điện thoại thông minh tăng thêm 41%. Chỉ tính riêng năm 2018, Xiaomi đã bán được tổng số 119 chiếc Smartphone.

Mặc dù doanh số phần lớn nằm tại thị trường Trung Quốc, nhưng doanh số bán tại thị trường quốc tế vẫn đang trên đà tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Kinh doanh sản phẩm IoT và phong cách sống của Xiaomi.

Doanh thu của các thiết bị khác chiếm khoảng 25% doanh thu trong năm 2018, tương đương khoảng 6,4 tỷ đô la.

Phân khúc này bao gồm nhiều loại sản phẩm có khả năng kết nối Internet như TV thông minh, xe máy điện, máy hút bụi, máy ảnh, gương chiếu hậu ô tô…

Doanh thu từ việc bán TV thông minh và máy tính xách tay đặc biệt tăng mạnh, tăng gần gấp đôi từ năm 2017 đến năm 2018.

Kinh doanh dịch vụ Internet của Xiaomi

Các ứng dụng và dịch vụ tải sẵn chiếm khoảng 9,1% doanh thu, tương đương khoảng 2,3 tỷ USD, trong năm 2018. Mảng Dịch vụ Internet của Xiaomi cũng bao gồm quảng cáo và các dịch vụ khác.

Trong tương lai, Xiaomi dự định chuyển hướng phát triển sang thị trường nước ngoài thay vì “đào sâu hơn thị trường trong nước” đang dần bão hòa.

Với tham vọng đó, Xiaomi đã đầu tư 4 tỷ đô la vào “hệ sinh thái của Trung Quốc”. Ngoài ra, chi thêm 1 tỷ đô la để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ – thị trường tiềm năng mà Xiaomi nhắm tới.

Công ty liên tục tìm kiếm các mối quan hệ với các tập đoàn công nghệ lớn của các nước để thiết lập quan hệ đối tác nhằm phát triển và thúc đẩy khách hàng sử dụng thiết bị IoT của mình.

IoT có thể là mảng kinh doanh được Xiaomi tập trung khai thác trong những năm tới, chỉ tính đến tháng 12 năm 2018, đã có gần 151 triệu thiết bị Xiaomi IoT được sử dụng trên toàn thế giới.

Mặc dù mảng kinh doanh điện thoại thông minh mang lại doanh số khủng cho Xiaomi, nhưng có thể do nhắm tới mục tiêu “sản phẩm giá rẻ” vậy nên dù có doanh thu tốt nhưng tỷ suất lợi nhuận lại rất thấp.

Hơn nữa, thị trường công nghệ Trung Quốc hiện sắp rơi vào tình cảnh bão hòa, chính vì vậy mảng kinh doanh này có thể mang lại nhiều chi phí và rủi ro hơn trong tương lai.

Bảo Quân

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *