8 lầm tưởng tai hại về SEO mà không phải ai cũng biết.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương05/04/2021
1317
8-lam-tuong-tai-hai-ve-seo-ma-khong-phai-ai-cung-biet
ads đầu bài

Có những lầm tưởng khá phổ biến trong giới SEO khiến cho không ít những “New Bie” cảm thấy hoang mang. Sự thật là có nhiều những lý thuyết trong số đó chỉ là lời đồn đoán qua lại và không có sự kiểm chứng.

ads giữa bài
8-lam-tuong-tai-hai-ve-seo-ma-khong-phai-ai-cung-biet
Ảnh minh họa-unsplash.com

SEO là một nghề mà cho đến hiện tại không có  bất cứ một trường lớp nào đào tạo, các SEOer thường làm việc dựa trên chính kinh nghiệm mà mình có được sau những chuỗi ngày tìm hiểu và tối ưu hóa webisite, nội dung với công cụ tìm kiếm.

Nói về kỹ thuật SEO thì mỗi người đều có những trải nghiệm và kỹ năng riêng. Dựa vào chính những kinh nghiệm thực tế mà người làm SEO tự đúc rút ra từ những bài học của chính mình. Và đôi khi, nếu có thể họ sẽ chia sẻ những điều đó với cộng đồng.

Công việc SEO website thực chất không có gì gọi là ghê gớm, phức tạp. Nó thuần túy và có khi đơn giản đến bất ngờ. Chỉ cần chúng ta hiểu được về cách cấu trúc một trang web, một nội dung phù hợp với SERP.

Tất nhiên trong đó cần có những thủ thuật riêng nhưng nó sẽ dựa trên những quy trình chung. Nhưng một kỹ thuật SEO có thể bị người khác cho là không phù hợp nếu trong quá trình thực hiện không tạo được hiệu quả cho website của họ.

Nếu một người làm SEO không thấy được hiệu quả từ việc họ đã làm, thì điều tự nhiên là họ sẽ khuyên những người khác không nên thử làm như vậy. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những lầm tưởng được cộng đồng SEO đồn đoán trong suất thời gian qua.

8 lầm tưởng phổ biến nhất về SEO.

Hãy cùng điểm lại những ý kiến và quan điểm không xác thực mà giới SEOer đã đề cập tới trong cộng đồng. Tất nhiên, nó sẽ dựa vào những lời chia sẻ xác đáng nhất từ các chuyên gia.

Nội dung trùng lặp sẽ bị dính thuật toán của Google.

Đây là một trong những lầm tưởng mà tôi thường nghe rất nhiều SEO Newbie nhắc tới. Họ nghe đâu đó thông tin cho rằng “nếu website có quá nhiều nội dung trùng lặp thì có thể sẽ bị Google phạt“.

Về vấn đề trùng lặp nội dung bạn có thể đọc thêm bài viết Biznow đã xuất bản trước đó…

Liên quan: Nội dung trùng lặp (Duplicate Content), tổng hợp kiến thức vào năm 2020.

Về cơ bản nội dung trùng lặp có hai dạng là trùng lặp nội dung trên trang và trùng lặp nội dung ngoài trang.

Trùng lặp trên trang là những nội dung giống nhau hoàn toàn về ngữ nghĩa và url, trùng lặp ngoài trang là các nội dung giống nhau về cấu trúc và từ ngữ trong nội dung (hình thức sao chép dẫn tới vấn đề trùng lặp nội dung ngoài trang).

Nhưng… Google không có hình phạt cho vấn đề này. Bạn có thể kiểm chứng nó thông qua cuộc trao đổi giữa mới đây nhất giữa John Mueller của Google với độc giả.

Thậm chí, đối với mọi trang web nội dung trùng lặp khoảng 30% là chuyện hết sức bình thường. Đặc biệt là với các website thương mại điện tử.

Tuổi đời tên miền là một trong những yếu tố xếp hạng.

Chúng ta thường nghĩ đơn giản rằng, một tên miền có tuổi đời lâu năm sẽ dễ dàng xây dựng nội dung và được Google đánh giá cao hơn. Nó cũng sẽ là một trong những yếu tố xếp hạng chính thúc đẩy SEO.

Lý thuyết này tồn tại cũng chính bởi MOZ – “Ông này chính là kẻ phát minh ra DA (Domain Authority) và PA (Page Authority)“.

Nếu như bạn là người làm SEO lâu năm thì tin chắc rằng bạn sẽ biết đến thuật ngữ “PageRank Google”, đây là một công cụ dựa trên các thuật toán của Google để xếp hạng các trang web trên thang điểm 10.

Và trước đó, giới SEO cũng tin rằng “đối với những website có tên miền lâu đời sẽ đạt PageRank cao hơn các tên miền mới thành lập“. Thú thực là ngay cả tôi vì tin vào lý thuyết này nên có một Domain với tuổi đời 10 năm nhưng ít hoạt động vẫn duy trì đều đặn hàng năm vì nghĩ rằng “nó sẽ có nhiều giá trị và tác dụng“.

Trên thực tế, gần đây vào tháng 7 năm 2019, nhà phân tích xu hướng quản trị trang web của Google, John Mueller đã trả lời một tweet cho rằng rằng tuổi miền là một trong “200 tín hiệu xếp hạng của Google“. Nhưng John Mueller đã thẳng thừng đáp rằng “Không, tuổi đời tên miền không giúp ích được gì cho bạn“.

Đến thời điểm này tôi mới hiểu được vấn đề quan trọng, đơn giản vì các website có tuổi đời lâu hơn thường có được một số lượng liên kết đáng kể so với các tên miền mới. Chính yếu tố này khiến nó có vẻ như dễ dàng SEO hơn.

Nhưng tất nhiên nó phải tồn tại, tức là phải hoạt động thường xuyên chứ không phải là “một website chết”.

Nếu bạn có một tên miền với tuổi đời 10 năm, nhưng trong 8 năm nó không hề hoạt động mà chỉ tồn tại như một hình thức giữ chỗ thì nó còn chẳng có giá trị bằng một trang web có tuổi đời 1 năm nhưng bạn xây dựng chiến lược SEO bài bản và có nhiều nội dung hữu ích cho người dùng.

Google dựa vào thống kê Analytics để xếp hạng.

Thật buồn cười vì lý thuyết này, kể cho bạn một câu chuyện liên quan tới một anh CEO bạn tôi hiện mới cảm thấy “doanh nghiệp bị thất thế khi không xây dựng SEO”.

Tôi có cài đặt cho anh ta công cụ thống kê và đo lường Google Analytics. Cũng giải thích sơ lược cho anh ấy về tác dụng của bộ công cụ hỗ trợ này. Không rõ anh ta đọc tài liệu về SEO ở đâu và cho rằng “Google dựa vào thống kê Analytics để xếp hạng website“.

8-lam-tuong-tai-hai-ve-seo-ma-khong-phai-ai-cung-biet-1

Vậy là cứ mỗi buổi sáng khi bắt đầu làm việc anh ta lại truy cập vào bộ công cụ này, xem tỷ lệ thoát trang là bao nhiêu, thời gian người dùng ở lại trên trang, họ đến từ đâu… Sau đó anh ta mang câu chuyện này nói với tôi rằng “thấy tỷ lệ thoát trang cao quá, bảo sao SEO mãi không lên top Google“.

Đừng nhầm lẫn nhé, Google Analytics là bộ công cụ hỗ trợ nhà quản trị website phân tích hành vi của người dùng chứ không liên quan gì tới việc Google sẽ dựa vào các tiêu chuẩn có trong phân tích đó để xếp hạng website.

Gary Illyes của Google đã từng tuyên bố rằng”Chúng tôi không sử dụng bất cứ thứ gì liên quan tới Analytics như một công cụ hay yếu tố xếp hạng“.

Nội dung dài tốt hơn nội dung mỏng.

Vấn đề này mới thú vị, trong số những người mà tôi đã đào tạo xây dựng nội dung có nhiều bạn thường cố gắng xây dựng nội dung dài.

Lý do các bạn làm như vậy cũng một phần từ chính tôi, nếu bạn đang đọc nội dung này bạn sẽ thấy “nó dài lê thê”. Không phài vì tôi cố ý kéo dài câu từ mà quan trọng là tôi muốn nói hết tất cả mọi góc cạnh chỉ trong một bài viết duy nhất.

Tôi cũng chẳng muốn phân tách nó ra làm nhiều bài viết để giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Một trong những điểm lợi ích nhất của việc tạo nội dung dài đó là tôi có thể nhồi nhét nhiều quảng cáo Google Adsenser hơn trong bài viết của mình.

Thế nhưng nhiều người cho rằng, nội dung dài thường có khả năng được xếp hạng cao hơn trên SERPs. Đó là một quan điểm sai lầm phổ biến nhất.

Thế nên, thay vì tạo ra những nội dung vừa đủ về câu từ, ngữ nghĩa đáp ứng các tiêu chí tối thiểu về thang điểm của một số công cụ SEO như Rank Math thì các bạn lại nhồi nhét thêm các luận điểm khác vào nội dung với mong muốn bài viết sẽ dài hơn và hy vọng nó sẽ được đánh xếp hạng cao hơn nội dung của đối thủ trên Google.

Có một số nghiên cứu đã được công bố trong những năm qua chỉ ra sự thật về các website được xếp hạng hàng đầu trong ngành, chẳng hạn như “trung bình các trang ở 10 vị trí hàng đầu trong SERP thường có hơn 1.450 từ trong nội dung“.

Có lẽ chính vì lý thuyết này bạn đã đọc ở đâu đó nên có thể đưa ra một luận điểm rằng “Muốn xếp hạng cao hơn bạn cần có 1500 từ trong nội dung“.

Mất tối thiểu 3 tháng để xếp hạng cho nội dung hoặc từ khóa.

Chính vấn đề này trước đây tôi cũng tin rằng đó là sự thật. Lý thuyết về “SEO phải có thời gian ít nhất 3 tháng mới có tín hiệu xếp hạng” là một trong những lầm tưởng lớn nhất mà không chỉ tôi mà hầu hết chúng ta đều cho rằng đó là sự thật.

Trong một nghiên cứu từ Ahrefs có thống kê rằng “trong hai triệu trang được nghiên cứu chỉ 5,7% của tất cả các trang được xếp hạng trong top 10 kết quả tìm kiếm trong vòng 1 năm cho ít nhất 1 từ khóa.

Là sao? Có nghĩa là bạn cần tới 1 năm đợi chờ để Google bắt đầu sắp xếp lại trật tự thế giới trên trang kết quả tìm kiếm của mình?

Tuy nhiên, kiếm chứng từ chính tôi và có thể khẳng định rằng đó không hẳn là sự thật. Quan trọng là bạn đang chiến đấu trên chiến trường nào và website của bạn có thường xuyên được Google bot ghé thăm hay không.

Nếu bạn thường xuyên chăm sóc website của mình, xây dựng nội dung mới hàng ngày và có một thủ thuật để gửi tín hiệu tới bot, nó sẽ biết rằng website của bạn “ngày nào cũng có đồ tươi” và luôn truy xuất thì website của  bạn sẽ có cơ hội được xếp hạng nhanh hơn.

Còn đối với những “website chết”, có khi cả tháng không có người cập nhật và chăm sóc thì đương nhiên bot sẽ chẳng cần ghé thăm, chỉ thi thoảng “tạt qua” để kiểm tra. Và lúc đó nội dung mới được index.

So sánh giữa hai vấn đề như vậy tin rằng bạn sẽ biết nội dung của website nào sẽ được nhanh chóng xếp hạng hơn.

Ngoài ra, một yếu tố hết sức quan trọng khác cũng khiến thời gian xếp hạng trên Google không giống nhau. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong một thị trường ngách, ít cạnh tranh tôi tin chắc rằng thứ hạng từ khóa của bạn sẽ nhanh chóng được cập nhật hơn so với những ngành kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Backlink, Backlink và chỉ là Backlink.

Content is King, Link is Queen” – Lão Bill Gates nói câu này cả thập kỷ nay nhưng đến giờ nó vẫn dường như giữ nguyên giá trị.

Nội dung chính là chìa khóa mở cửa cho người dùng đến website, Backlink là một lời giới thiệu cho trang web của bạn. Hai yếu tố này là quan trọng nhất giúp từ khóa có thể cạnh tranh được thứ hạng với đối thủ.

Nhưng bạn có thực sự hiểu về liên kết hay không? Kể cho bạn một câu chuyện…

Bạn có thể hỏi tất cả các SEOer đã làm SEO trong khoảng 10 năm nay rằng “thủa sơ khai anh SEO như thế nào?“.

Nếu họ nói rằng “đơn giản lắm, nội dung thì có thể đi copy, hoặc thông minh hơn thì xào xáo nó lên, sau đó đi link diễn đàn. Tập hợp khoảng 1000 diễn đàn và bắt đầu Spam nó” thì đó chính là những người có thể đã từng nếm trái đắng với hai thuật toán Google là Panda và Pengui.

Thú thực ngày trước khi Google còn chưa đủ thông minh, dân SEO làm việc khá đơn giản. Ai đã từng trải qua thời đó chắc hẳn sẽ có một file Excel với các tab thống kê các diễn đàn SEO, trang đi backlink…

Và công việc là “lê thân khắp nơi để rải đinh, ông nào nhiều vết hơn ông đó sẽ có thứ hạng cao hơn”. Nó diễn ra một cuộc chiến Spam link trên khắp các website dạng diễn đàn. Chính vì lẽ đó mà cách đây khoảng 10 năm các trang diễn đàn nở rộ “như nấm sau trời mưa”.

Nhưng cho đến thời điểm này mọi sự đã khác xưa, nội dung vẫn giữ nguyên giá trị nhưng liên kết đã thay đổi. Bạn có thể có được rất nhiều liên kết nhưng đối với Google nó chẳng có một chút giá trị nào để xếp hạng.

Lời khuyên tôi dành cho bạn, hãy xây dựng liên kết làm sao cho nó tự nhiên nhất và các liên kết đó nên đến từ các website có nội dung, chủ đề, ngành nghề liên quan.

Một liên kết tự nhiên sẽ có nhiều giá trị hơn 1000 liên kết mà Google cho rằng nó là Spam và chẳng liên quan. Nói nhỏ “liên kết tự nhiên là liên kết do người dùng tạo ra” chứ không phải do chính bạn hoặc đội ngũ của bạn xây dựng. Google biết điều đó, đừng cố gắng thao túng thứ hạng trong ngắn hạn.

Củng cố thêm về luận điểm này, John Mueller đã tuyên bố trên tweet rằng: “các liên kết ngược chắc chắn không phải là yếu tố SEO quan trọng nhất.”

Xếp hạng chỉ là một phần của việc chuyển đổi khách truy cập đến trang web của bạn. Nội dung và khả năng sử dụng của trang là cực kỳ quan trọng đến trải nghiệm của người dùng.

Từ khóa nên xuất hiện trong Url.

Về bản chất, từ khóa nên xuất hiện trong URl, Title, các thẻ Heading và trong nội dung. Đó chính là bố cục sắp xếp quan trọng giúp SEM hiểu được chủ đề chính mà bạn đang nhắc tới.

Tuy nhiên cho đến thời điểm này với công nghệ máy học, AI của Google đã đủ thông minh để phân tách mọi thứ trong nội dung.

Bạn có thể không tin, nhưng có nhiều nội dung không đáp ứng các tiêu chí có một từ khóa xuất hiện trong url nhưng khi bạn bất chợt truy xuất tìm kiếm trên Google lại thấy từ khóa và nội dung đó lại có thứ hạng khác cao.

Minh chứng cho bạn, tôi đã xây dựng nội dung SEO với cụm từ khóa “thay đèn led cho xe Vios“. Chủ đề và từ khóa đã rõ ràng, tuy nhiên cụm từ khóa “chân đèn led xe Vios” chỉ xuất hiện trong nội dung và đây cũng là từ khóa có lưu lượng người dùng tìm kiếm.

Thật bất ngờ khi tôi kiểm tra từ khóa chủ đích SEO tôi lại nhận được kết quả lọt top cho cụm từ khóa còn lại. Nó xuất hiện ngay trong đoạn trích nổi bật trên SERP.

Sử dụng quảng cáo Adsense tăng khả năng xếp hạng nội dung.

Ý tưởng đưa ra là khi bạn có một nội dung cần SEO và muốn nó xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google, hãy sử dụng thủ thuật đó là chạy quảng cáo PPC cho bài viết đó trong một thời gian.

Ý tưởng này đến từ đâu đó trên các diễn đàn SEO, xuất phát từ luận điểm nội dung sẽ có khả năng được ưu tiên hơn khi bạn trả tiền cho nó.

Nhưng đó lại là một luận điểm sai lầm, thuật toán của Google xếp hạng kết quả tìm kiếm không phải trả tiền hoàn toàn tách biệt với thuật toán được sử dụng để xác định vị trí đặt quảng cáo PPC.

Chạy chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả tiền thông qua Google cùng lúc với việc thực hiện SEO có thể mang lại lợi ích cho trang web của bạn vì những lý do khác, nhưng nó sẽ không trực tiếp mang lại lợi ích cho xếp hạng của website.

Tổng kết nội dung.

Đã quá dài nhưng thực sự là chưa hết, đây chỉ là những đầu mục nhỏ tôi có thể đưa ra bàn luận cùng bạn về luận điểm “sai lầm phổ biến trong SEO”.

Cũng chính bởi tại ông Google luôn kín tiếng trong tất cả các thuật toán của mình như một hình thức bảo vệ công nghệ khiến giới SEO luôn phải đồn đoán và làm theo các thủ thuật khác nhau.

SEO là một quá trình sáng tạo nội dung dài hơi, bản chất người dùng chính là yếu tố lớn nhất giúp website có được thứ hạng nhưng nó lại phụ thuộc vào điếm chấm của Google.

Nhật Minh

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *