8 bước cơ bản xây dựng mô hình tiếp thị SaaS thành công cho doanh nghiệp kinh doanh phần mềm.

Thanh DươngTác giả: Thanh Dương19/11/2020
1302
8-buoc-co-ban-xay-dung-mo-hinh-tiep-thi-saas-thanh-cong
ads đầu bài

Trong khi mô hình kinh doanh truyền thống và online có những điểm chung trong quy trình quảng bá, bán hàng thì riêng đối với mô hình tiếp thị SaaS nó “một mình một kiểu không giống ai”.

ads giữa bài

8-buoc-co-ban-xay-dung-mo-hinh-tiep-thi-saas-thanh-cong

Việc thuyết phục một người (hoặc doanh nghiệp) khác rằng “bạn nên sử dụng phần mềm do tôi viết, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn” khó hơn gấp vạn lần so với việc giới thiệu cho họ một bộ dụng cụ làm bếp.

Điều gây cản trở cho quá trình tiếp thị nếu sản phẩm là phần mềm? Đơn giản rằng, phần mềm là một dạng hàng hóa vô hình, và chúng ta thường không biết về các tính năng hữu dụng của nó trước khi được dùng thử và trải nghiệm thực tế.

Chính vì vậy, với những doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm ứng dụng. Không thể dựa theo các mô hình kinh doanh truyền thống hoặc trực tuyến để tiếp thị sản phẩm của mình.

Bạn không thể lên Facebook hoặc các trang mạng xã hội khác truyền thông về công ty cũng như quảng bá sản phẩm với hy vọng khách hàng sẽ để ý tới và chuyển hướng tới website của bạn.

Vậy nên, đối với mô hình kinh doanh phần mềm, mô hình tiếp thị SaaS là con đường duy nhất để thu hút được người dùng.

Tất nhiên, quy trình tiếp thị này  sẽ có những bước lặp lại với các mô hình Marketing Online, tuy nhiên để đi tới thành công nó cần doanh nghiệp phải có chiến lược kết hợp quảng bá một cách linh hoạt.

8 bước quảng bá phần mềm thông qua mô hình tiếp thị SaaS.

Trong những năm trở lại đây, mô hình khởi nghiệp theo định hướng phát triển các phần mềm ứng dụng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Thế giới ngày càng sản sinh ra các loại phần mềm khác nhau với mục tiêu hỗ trợ cho cá nhân cũng như các doanh nghiệp có thể “tự động hóa” một công việc cụ thể nào đó mà không gây hao phí sức lực và tiền bạc.

Trong một thống kê từ CISCO, đến năm 2021 75% tổng khối lượng các loại công việc sẽ được giải quyết dựa vào các phần mềm ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây.

Tốc độ tăng trưởng của các công ty SaaS trong vài năm trở lại đây đều ở mức rất cao, rơi vào khoảng 16.4% mỗi năm. Dự đoán đến 2021, mức tăng trưởng sẽ vươn lên 75% so với năm 2016.

Cũng theo dự đoán từ các chuyên gia, thị trường điện toán đám mây trên toàn thế giới sẽ đạt con số một nghìn tỷ vào năm 2024.

Với những số liêu trên cho thấy, trong tương lai các mô hình kinh doanh phần mềm ứng dụng sẽ nở rộ hơn bao giờ hết, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp SaaS sẽ ngày càng phải cạnh tranh nhiều hơn để có chỗ đứng trên thị trường.

Và nếu bạn đang có ý tưởng khởi nghiệp dựa trên lĩnh vực phần mềm, hãy dần định hình các bước đi tiếp theo cho chính doanh nghiệp của mình. Và nó đều có những quy chuẩn chung dựa trên mô hình tiếp thị SaaS – Mô hình Marketing cho phần mềm ứng dụng.

Liên quan: Tiếp thị SaaS -Mô hình marketing luôn phải cho đi, kèm với thần chú “miễn phí”

Bạn nên có một phần mềm tuyệt vời, giải quyết một công việc cụ thể nào đó cho khách hàng.

Tất nhiên là như vậy, phần mềm sinh ra để giải phóng sức lao động cho con người trong môi trường làm việc trên Internet.

Nếu không thể tạo ra các ứng dụng hỗ trợ công việc hoặc giải quyết một vấn đề nào đó thiết thực, bạn sẽ khó có năng lực cạnh tranh trong thời đại công nghệ như ngày nay.

Để có một chiến lược tiếp thị SaaS thành công bạn cần có một sản phẩm,dịch vụ tuyệt vời để quảng cáo tới người dùng.

Bằng việc nhấn mạnh rằng “nó sẽ hỗ trợ được công việc hoặc giúp ích được nhu cầu của bạn mà không tốn nhiều chi phí” bạn sẽ dần có đươc những khách hàng tiềm năng đầu tiên.

Nhưng quan trọng hơn cả, phần mềm đó phải giải quyết được các nhu cầu thực tế của khách hàng, nó càng mới mẻ, hữu ích bao nhiêu cơ hội bạn quảng bá sẽ dễ dàng bấy nhiêu.

Hoặc là bạn có ý tưởng xây dựng một phần mềm mới giải quyết các vấn đề đang tồn tại của khách hàng (hoặc các vấn đề phát sinh trong tương lai), nếu không hãy cải tiến những phần mềm đang có sẵn trên thị trường đáp ứng các nhu cầu mới hơn của khách hàng.

Tuy nhiên, nếu là kẻ “sinh sau đẻ muộn” hãy copy chúng một cách thông minh.

Hãy phân tích thị trường, thấu hiểu khách hàng.

Với phần mềm, đừng bán những gì mà nó sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng sảy ra trong tương lai. Hãy đào sâu những vấn đề trước mắt của khách hàng, dần nâng cấp các tính năng phù hợp hơn trong thời gian tới khi nhu cầu phát sinh.

Trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề, việc hiểu được tâm lý mua sắm, nhu cầu của khách hàng luôn là con át chủ bài giúp doanh nghiệp bán hàng thành công.

Bằng việc phân tích các chỉ số cơ bản như:

  • Nó sẽ giải quyết vấn đề nào cho công việc/ cuộc sống của họ?
  • Nhu cầu đó đang có hay chưa có?
  • Nó có thiết thực không?
  • Ai/ doanh nghiệp nào sẽ cần nó?
  • Họ thường ở đâu, tìm kiếm thông tin gì trên Google?
  • Cách nào để tiếp cận được họ (SEO/ Social/ Adword…)

Không nhất thiết bạn phải giải quyết tất cả các vấn đề của khách hàng trong trước mắt, nhưng các vấn đề bạn cần giải quyết là các vấn đề thực tế và bạn cần mang lại giải pháp tốt nhất cho họ.

Cũng đừng hy vọng bạn sẽ có được tất cả khách hàng, hãy chọn một nhóm nhỏ những khách hàng mục tiêu trước khi đặt mục tiêu “thống lĩnh thị trường” phần mềm ứng dụng nghành của bạn.

Đánh giá năng lực cạnh tranh trong thị trường doanh nghiệp SaaS.

Dù bạn kinh doanh bất cứ sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ gì, việc thấu hiểu và đánh giá được đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng.

Các chỉ số sẽ cho bạn biết được về quy mô, thị phần của ngành. Từ những dữ liệu đó bạn sẽ tìm thấy được hướng đi đúng nhất cho doanh nghiệp mình.

Đánh giá đối thủ trong thị trường SaaS không khó, bởi mô hình tiếp thị của các doanh nghiệp phát triển phần mềm ứng dụng chủ đạo là thông qua môi trường internet.

Gần như không có doanh nghiệp phần mềm nào tiếp thị theo mô hình truyền thống, bạn không thấy nhân viên kinh doanh phần mềm nào “phát tờ rơi” hoặc “các mẫu “Standee quảng cáo phần mềm” đúng không?

Vậy nên, môi trường tiếp thị duy nhất đó là Internet, và tìm kiếm đối thủ của bạn đơn giản hơn rất nhiều. Hãy gõ cụm từ khóa đó lên Google là đã thống kê được phần nào những số liệu bạn cần.

Vậy bạn tìm hiểu gì về họ?

  • Xem website của đối thủ, nắm bắt giá thành và các chương trình dùng thử, kích hoạt.
  • Tìm kiếm các thông tin về họ trên SERP để xem họ quảng bá như thế nào.
  • Tìm kiếm các thông tin của họ trên Mạng xã hội để xem họ tương tác với khách hàng ra sao.
  • Cách họ SEO ra sao, họ xây dựng nội dung thế nào, từ khóa nào họ đang nhắm tới, nguồn backlink…
  • Họ có chạy quảng cáo không? Kênh quảng cáo nào họ đang triển khai.

Chỉ bấy nhiêu các thông tin thôi, nếu bạn biết cách lồng ghép là đã có thể “chấm điểm” từng đối thủ và hiểu được cách họ đang phát triển. Và hãy nhớ, luôn theo dõi đối thủ của bạn.

Thiết kế website trực quan, lồng ghép CTA khéo léo, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Website là công cụ chính để các doanh nghiệp tiếp thị SaaS tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng.

Thật may mắn rằng để sở hữu được một website không hề khó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một CMS như WordPress hoặc Joomla để xây dựng một website doanh nghiệp thực sự “hoành tráng” trong mắt người dùng truy cập.

Cái khó nhất đổi với các website bán phần mềm là nó phải trực quan, dễ dàng điều hướng người dùng đến phần quan trọng nhất đó là Nút kêu gọi hành động – CTA.

Nếu để ý tìm hiểu, bạn sẽ thấy hầu hết các website như này đều đan sen rất nhiều nút kêu gọi hành động phía dưới mỗi lớp Layout riêng biệt.

Quan trọng nhất là phải làm sao có những “lời giải thích” về các tính năng hữu ích của phần mềm khiến khách hàng chuyển đổi sang hành động “dùng thử miến phí”.

Với các doanh nghiệp SaaS, đừng hy vọng khách hàng sẽ kích hoạt “Phiên bản premium” trong lần truy cập đàu tiên nếu họ chưa dùng thử và cảm nhận, đánh giá thực tế tính hữu dụng với nhu cầu của mình.

Tập trung tối ưu hóa nội dung trong từng bố cục trên website, điều hướng khách hàng một cách khôn khéo nhằm tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi ngay từ những lần đầu tiên. Cố gắng giảm tỷ lệ thoát trang ở mức thấp nhất để khách hàng đọc được nhiều nội dung hơn.

Liên quan: Tỷ lệ thoát trang là gì? Nó có ảnh hưởng tới thứ hạng SEO?

Nếu chưa giữ chân được khách hàng, hãy cố gắng lưu giữ họ bằng cách cung cấp cho họ những lý do khiến họ cung cấp các thông tin cá nhân để được tư vấn thêm hoặc đăng ký nhận các bản tin qua email. Bằng cách này bạn sẽ có thể có mối liên hệ trực tiếp với họ trong tương lai.

Cung cấp những nội dung thực sự hữu dụng.

SEO là một trong những phương pháp tốt nhất khiến khách hàng đến với các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm ứng dụng.

Đây là cách tiếp thị SaaS giúp doanh nghiệp phải bỏ ít chi phí nhất nhưng mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi mà người dùng ngày càng đề phòng với quảng cáo, thì tiếp cận họ thông qua một cách tự nhiên nhất là phương án tối ưu.

Và đó chỉ có thể là SEO, bằng việc xây dựng những nội dung có tính xây dựng, thiết thực với nhu cầu của người dùng bạn sẽ kéo được họ về website.

Tiếp thị nội dung chưa bao giờ là lỗi thời trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây. Và trong tương lai nó sẽ còn quan trọng hơn nữa.

Bằng việc thấu hiểu được những gì khách hàng đang tìm trên công cụ tìm kiếm, xây dựng nội dung xung quanh các chủ đề đó, chỉ dẫn giải quyết các vấn đề của họ bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng.

Trong một khảo sát gần đây từ Entrepreneur, những nhà tiếp thị tạo ra được những nội dung hấp dẫn, giải đáp được các vướng mắc của khách hàng thường sẽ có tỷ lệ khách mua hàng cao hơn 130% so với phần còn lại.

Không chỉ riêng với các doanh nghiệp SaaS, hầu như tất cả các ngành nghề hiện nay nếu tiếp cận khách hàng trên Internet thì tiếp thị nội dung là giải pháp mang lại lợi nhuận với tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Dùng thử, dùng thử và hãy cho khách hàng dùng thử.

Dùng thử miễn phí là “thần chú” của các doanh nghiệp bán phần mềm. Không dùng thử khách hàng không thể biết được rằng công cụ bạn cung cấp có thiết thực hay không, đáp ứng được các tiêu chí hỗ trợ trong cuộc sống hay công việc ra sao.

8-buoc-co-ban-xay-dung-mo-hinh-tiep-thi-saas-thanh-cong-1

Thông qua việc cho khách hàng trải nghiệm thực tế doanh nghiệp bạn mới có cơ hội bán được phần mềm.

Nhưng luôn nhớ, cơ hội dùng thừ không có nhiều. Hãy tạo nhiều “động lực” hơn cho khách hàng đề tiến tới một bản nâng cấp trả phí.

Thông qua nhiều cách khác nhau, luôn nêu bật các tính năng hữu ích của bạn, những lợi ích khi khách hàng sở hữu phần mềm, giá trị đem lại cho họ trong tương lai…

Hầu hết các doanh nghiệp SaaS đều cung cấp các bản dùng thử miễn phí, và nếu bạn đang cung cấp một sản phẩm tương tự trên thị trường bạn sẽ không thể tách rời khỏi chiến lược chung này.

Đừng quên mạng xã hội.

Mạng xã hội là kênh giao tiếp thường xuyên với khách hàng, thông qua đó bạn có thể cung cấp những thông tin mới nhất về các tính năng, các chương trình mới nhất tới người dùng quan tâm.

Xây dựng được cộng đồng thông qua mạng xã hội sẽ khiến doanh nghiệp bạn có được một lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Hãy tạo cho họ một lý do để tương tác với doanh nghiệp của bạn trên đó với mong muốn thương hiệu của bạn sẽ có dấu ấn trong tâm trí của khách hàng cũng như vòng kết nối của họ.

Luôn giữ liên lạc với khách hàng.

Đừng bao giờ để khách hàng của bạn “biến mất”.Bằng cách này hay cách khác thường xuyên giữ liên hệ với họ.

Có nhiều cách để duy trì liên lạc với khách hàng, một hệ thống nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp, một bản tin về nội dung mới hữu ích được gửi qua email, một tin nhắn SMS chúc mừng sinh nhật… luôn là cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ.

Có thể trong hiện tại, người dùng chưa có nhu cầu với sản phẩm của doanh nghiệp bạn, nhưng rất có thể trong tương lai họ sẽ quay lại. Nhưng nếu bạn không “khắc thương hiệu”, tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng, rất có thể họ sẽ trở thành khách hàng của đổi thủ.

Tóm lược.

Trong tương lai, công nghệ phần mềm sẽ còn phát triển mạnh hơn rất nhiều, quy mô thị trường còn rất lớn, các chuyên gia đánh giá nó có thể mang lại tổng doanh thu lên tới cả nghìn tỷ đô la.

Ngày càng nhiều các công ty chọn con đường phát triển phần mềm ứng dụng để khởi nghiệp.

Dịch vụ điện toán đám mây theo mô hình SaaS sẽ chỉ mang lại lợi nhuận ròng lớn hơn khi khách hàng tiềm năng chuyển thành khách hàng.

Bán phần mềm chỉ là bước khởi đầu cho quá trình khai thác lợi nhuận khi khách hàng sử dụng thêm các ứng dụng, dịch vụ gia tăng trên nền tảng điện toán đám mây.

Quá trình Marketing theo mô hình SaaS gần như là con đường duy nhất đối với các công ty phát triển phần mềm, nó sẽ là cả một chặng đường dài hơi cho doanh nghiệp và đây cũng là sân chơi không dành cho những “kẻ yếu tim”. Sẽ là cả những khoản chi phí khổng lồ cần phải bỏ ra trước khi bạn có lợi nhuận từ những khách hàng đầu tiên.

Nhật Minh

ads cuối bài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *